Trong môi trường Internet ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để đảm bảo an toàn, an ninh trang bị các giải pháp bảo mật mạng là việc làm hết sức cần thiết.
Không thể phủ nhận sự phát triển của Internet đã và đang mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Song song với việc khai thác tiềm năng đó. Các tổ chức phải đối mặt và giải quyết thách thức an ninh mạng.
Giải pháp bảo mật mạng là gì?
Thuật ngữ Giải pháp bảo mật mạng là một chủ đề được nhiều doanh nghiệp và tổ chức quan tâm sâu sắc. Những giải pháp này được thiết kế để bảo vệ hệ thống mạng, dữ liệu khỏi nhiều lớp vi phạm và xâm nhập. Do vậy thuật ngữ này được sử dụng để mô tả nhiều công nghệ và các quy trình khác nhau. Có khả năng xác định một bộ quy tắc, cấu hình kết nối mạng, các mối đe dọa, khả năng truy cập. Và bảo vệ khỏi các mối đe dọa.
An ninh mạng thường có ba biện pháp kiểm soát: vật lý, kỹ thuật và quản trị. Nó bao gồm kiểm soát truy cập, Virus và phần mềm chống Virus, bảo mật ứng dụng, phân tích mạng cùng nhiều loại bảo mật liên quan đến mạng khác (bảo mật tại điểm cuối Endpoint, Web, mạng không dây), cổng an ninh/tường lửa, mã hóa VPN,…
Tại sao doanh nghiệp cần áp dụng giải pháp bảo mật mạng?
Bên cạnh những thuận lợi, doanh nghiệp kinh doanh trong thời đại công nghệ số. Với sự phát triển của Internet phải đối mặt với nhiều thách thức. Môi trường mạng luôn tiềm ẩn các mối đe dọa. Những kẻ tấn công ngày càng tinh vi hơn. Mức độ thiệt hại vì thế cũng tăng lên đáng kể.
Năm 2019, tấn công mạng khiến các doanh nghiệp Việt phải chịu tổn thất lên đến gần 21.000 tỷ đồng (theo thống kê của BKAV). Bên cạnh đó, uy tín của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng.
Do vậy, để không trở thành mục tiêu tiếp theo của các cuộc tấn công, đảm bảo an toàn, an ninh mạng. Mọi doanh nghiệp cần áp dụng các giải pháp bảo mật mạng. Kinh doanh trong môi trường số, việc sở hữu cơ sở hạ tầng mạng an toàn. Là cơ sở để doanh nghiệp đi trước một bước so với đối thủ, gặt hái lợi ích từ làn sóng số hóa.
Những vấn đề bảo mật hệ thống mạng hiện nay
Dưới đây là những vấn đề về bảo mật hệ thống mạng phổ biến mà nhiều doanh nghiệp phải đối mặt:
- Tài sản không xác định (Unknown Asset): Nhiều doanh nghiệp đang không quản lý được tất cả tài sản của mình trên Network. Chính điều này dẫn đến việc không đánh giá đúng khả năng bảo mật các thiết bị và ứng dụng sử dụng mạng.
- Lạm dụng quyền tài khoản người dùng: Những mối đe dọa bắt nguồn từ nguyên nhân này. Dù vô tình hay cố ý đều vô cùng nguy hiểm.
- Lỗ hổng bảo mật chưa được vá: Các lỗ hổng bảo mật là những điểm yếu của hệ thống mà tin tặc thường khai thác để tấn công.
- Thiếu biện pháp phòng ngừa chuyên sâu: Một vấn đề khá phổ biến với nhiều doanh nghiệp hiện nay. Là thiếu các biện pháp phòng ngừa chuyên sâu. Không trang bị các giải pháp bảo mật mạng cũng như quản lý các giải pháp đó.
Các giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống mạng cho doanh nghiệp
Dưới đây là top 7 giải pháp bảo mật mạng tốt nhất hiện nay. Được phát triển bởi các công ty phần mềm an ninh hàng đầu. Doanh nghiệp có thể tham khảo và tích hợp để đảm bảo an toàn hệ thống mạng của mình.
Giải pháp bảo mật mạng với Network Intrusion Prevention
Network Intrusion Prevention hay còn được biết đến với tên gọi – Network IPS là hệ thống ngăn chặn xâm nhập. Giải pháp được phát triển bởi công ty phần mềm an ninh toàn cầu nổi tiếng của Mỹ – Trellix. Dựa trên việc so sánh nội dung với các cuộc xâm nhập đã được biết đến. Network IPS có khả năng phát hiện và phòng chống các cuộc tấn công, xâm nhập mạng. Công cụ này của Trellix được Gartner – công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới đánh giá cao. Thị phần dẫn đầu trong mảng thiết bị phát hiện và phòng chống xâm nhập mạng đã chứng minh hiệu quả của Network IPS.
Tính năng
Các tính năng quan trọng nhất của Network Intrusion Prevention bao gồm:
-
Phát hiện xâm nhập và phân tích dữ liệu mạng Botnet: tìm kiếm các Bonet được lén lút cài đặt, sâu máy tính (Worm) và các cuộc tấn công do thám ẩn náu trên mạng.
-
Bảo vệ nền tảng điện toán đám mây AWS và Azure: Các giải pháp ảo giúp bảo vệ Workloads trong môi trường đám mây công cộng Amazon Web Services (AWS) và Microsoft Azure.
-
Giám sát lưu lượng mạng: Giải mã SSL đến và đi để kiểm tra lưu lượng mạng.
Lợi ích
Triển khai Network Intrusion Prevention giúp:
-
Ngăn chặn nhiều cuộc xâm nhập hơn: Ngăn chặn các cuộc tấn công mới, các cuộc tấn công không xác định. Nhờ IPS hoạt động dựa trên chữ ký (Signature-based) và không có chữ ký (Signature-less)
-
Thống nhất bảo mật ảo và vật lý: Hỗ trợ VMware NSX và OpenStack. Tích hợp VMware NSX. Cho phép quản trị viên mở rộng quy mô bảo mật với Workloads ảo trong các đám mây riêng (Private Cloud) khi chúng được tạo và di chuyển.
-
Tối đa hóa bảo mật và hiệu suất: Nền tảng phần cứng có tốc độ lên đến 100 Gbps. Và tận dụng dữ liệu từ nhiều nguồn.
Giải pháp kiểm soát truy cập hệ thống mạng với Network Access Control (ForeScout NAC)
Network Access Control (ForeScout NAC) là giải pháp giúp tổ chức, doanh nghiệp bảo mật mạng thông qua việc kiểm soát truy cập. Bằng cách này sẽ ngăn chặn truy cập bất hợp pháp từ máy tính lạ, thiết bị lạ, máy khách. Hoặc các máy không tuân thủ chính sách truy cập tổ chức. Giải pháp này được Gartner & Forrester đánh giá đứng đầu về công nghệ NAC. Và khả năng triển khai dễ dàng.
Tính năng
- Thực thi các chính sách truy cập qua các mạng không đồng nhất: Cải thiện bảo mật và thời gian Uptime. Bằng cách ngăn các thiết bị không được phép, giả mạo và mạo danh từ kết nối.
- Bảo mật Zero Trust cho tất cả các thiết bị kết nối.
- Tự động triển khai các biện pháp kiểm soát. Đối với hành vi bất thường hoặc không tuân thủ chính sách truy cập.
- Tạo kiểm kê Asset theo thời gian thực.
Lợi ích
Nhờ việc tích hợp nhiều tính năng, ForeScout NAC mang đến những lợi ích riêng biệt cho người dùng:
- Phát hiện, phân loại và kiểm kê tất cả các thiết bị được kết nối: máy trạm, máy tính xách tay, máy in, điện thoại IP, máy ảnh, điểm truy cập, thiết bị IoT, thiết bị OT, thiết bị y tế,…
- Đánh giá hiện trạng bảo mật .
- Kiểm tra tuân thủ.
Giải pháp bảo mật mạng với bộ phân tích mã độc nâng cao Advanced Malware Analysis & APT Defense
Advanced Malware Analysis và APT Defense là bộ công cụ chuyên dụng phục vụ phân tích các mã độc nâng cao. Từ đó phát hiện và định danh các tấn công nâng cao có chủ đích, tấn công Zero-day và Bot.
Tính năng
- Thu thập mã độc.
- Dò quét Virus/ Malware dựa trên mẫu/hành vi.
- Phân tích tĩnh và phân tích động
- Decode/Unpack/De-assembly Code để định danh các hành vi bất thường, nguy hiểm của các chương trình có chủ đích
Lợi ích
- Phát hiện các mối đe dọa tiềm ẩn.
- Hiểu rõ hơn về các cuộc tấn công mạng để giảm thiểu rủi ro.
- Phân tích tự động cải thiện hiệu quả.
Giải pháp thiết bị chuyên dụng bảo vệ hệ thống từ tất cả lỗ hổng với Web Application Firewall
Web Application Firewall (WAF) – Tường lửa ứng dụng Web được thiết kế bởi hãng PTsecurity. Đây là giải pháp giúp bảo vệ hệ thống khỏi những cuộc tấn công khai thác lỗ hổng ứng dụng (Cross-site scripting (XSS), SQL Injection,…), lỗ hổng Zero-day,… WAF sẽ thực thi các chính sách bảo mật. Dựa trên các dấu hiệu tấn công, triển khai giám sát, phân tích lưu lượng HTTP/ HTTPS ra vào ứng dụng Web.
Tính năng
- Giám sát, lọc, chặn dữ liệu và truy cập vào các ứng dụng Web.
- Phát hiện và tự động phân loại mối đe dọa. Xác định mức độ ưu tiên các rủi ro để kịp thời xử lý.
- Triển khai nhanh chóng, dễ dàng tích hợp với bất kỳ cơ sở hạ tầng nào.
Lợi ích
- Tự động ngăn chặn các cuộc tấn công Zero-day.
- Chủ động phòng thủ tấn công DDos.
- Ngăn chặn các cuộc tấn công vào người dùng.
- Bảo vệ doanh nghiệp khỏi các cuộc tấn công Bot .
- Tối ưu bảo mật Web API và ứng dụng di động.
Giải pháp bảo mật hệ thống mạng với SandBlast Network
Ngày càng có nhiều các cuộc tấn công được tin tặc thực hiện khai thác lỗ hổng Zero-day. Các lỗ hổng này chưa từng được biết biến cũng như chưa được khắc phục. Do vậy đây thực sự là mối đe dọa nghiêm trọng với các doanh nghiệp, tổ chức. Được phát triển bởi công ty chuyên cung cấp các giải pháp và an ninh mạng Check Point, SandBlast Network. Cung cấp khả năng bảo vệ hệ thống mạng khỏi những cuộc tấn công Zero-day.
Tính năng
- Giả lập đe dọa bằng cách phân tích AI về các cuộc tấn công không xác định.
- Phân tích và loại bỏ các mối đe dọa tiềm ẩn trong các tài liệu từ Web và Email.
- Mô phỏng CPU chống thủ thuật lẩn tránh.
- Quản lý dễ dàng nhờ việc tuân thủ hiển thị, ghi chép và báo cáo.
Lợi ích
- Ngăn chặn các cuộc tấn công Zero-day.
- Bảo vệ người dùng khỏi hành vi lừa đảo tinh vi qua Email.
- Làm sạch các tải xuống từ các trang Web có yếu tố rủi ro .
- Thiết lập dễ dàng chỉ với thao tác Click chuột.
- Thống nhất quản lý bảo mật mạng
Giải pháp bảo vệ mạng máy tính doanh nghiệp với Next Generation Firewall (NGFW)
Next Generation Firewall (NGFW) – tường lửa thế hệ kế tiếp là giải pháp bảo vệ mạng máy máy doanh nghiệp được phát triển bởi Checkpoint. Đúng như tên gọi, nền tảng này có nhiều khả năng vượt trội so với tường lửa truyền thống.
Tính năng
NGFW được bổ sung các tính năng nâng cao như:
- Kiểm soát ứng dụng và người dùng.
- Tích hợp hệ thống ngăn chặn xâm nhập IPS.
- Sử dụng Sandbox phát hiện các phần mềm độc hại nâng cao và ngăn chặn mối đe dọa.
Lợi ích
Nhờ các tính năng được cải tiến, NGFW mang đến nhiều lợi ích cho người dùng:
- Sử dụng các ứng dụng Internet một cách an toàn, làm việc hiệu quả hơn trong khi chặn ít các ứng dụng không mong muốn hơn.
- Chặn phần mềm độc hại trước khi chúng kịp xâm nhập vào mạng.
- Hiển thị rõ ràng về những ứng dụng mà nhân viên của doanh nghiệp, tổ chức đang sử dụng và kiểm soát việc sử dụng ứng dụng của họ.
Check Point Maestro Hyperscale
Là giải pháp đến từ công ty an ninh mạng hàng đầu thế giới Check Point. Maestro Hyperscale tận dụng tất cả tài nguyên phần cứng. Tối đa hóa công suất thiết bị và nâng cao hiệu năng của hệ thống.
Tính năng
- Bảo mật dữ liệu Hyperscale.
- Khả năng phục hồi cấp độ đám mây: Cung cấp tiêu chuẩn cao nhất về điều phối an ninh và khả năng phục hồi với công nghệ Telco-Grade
Lợi ích
- Đơn giản hóa việc mở rộng cổng an ninh: Nhờ bảo mật dữ liệu Hyperscale cho khả năng mở rộng dễ dàng từ 1 Security Gateway lên đến 52 Security Gateway trong vài phút.
- Cơ chế HyperSync cho phép đồng bộ tất cả các Security Gateway được gắn vào MHO, Throughput tường lửa được tăng theo dạng tuyến tính có thể lên đến hàng Tbps.
Trong bối cảnh Internet ngày càng phát triển và ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động kinh doanh. Đã đến lúc doanh nghiệp cần dành thêm sự quan tâm cho vấn đề bảo mật mạng. Hy vọng với top 7 giải pháp bảo mật mạng trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn và tích hợp.