Quy trình tiêu hủy tài sản CNTT

Quy trình tiêu hủy tài sản CNTT và bài học bảo mật từ Hoa Kỳ

Các thiết bị CNTT đã hết vòng đời vẫn có thể tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ dữ liệu nếu không được tiêu hủy đúng cách – đặc biệt đối với các tổ chức như cơ quan chính phủ, quân đội hay ngân hàng. Bài viết này sẽ cung cấp góc nhìn toàn diện về quy trình tiêu hủy tài sản CNTT, những rủi ro có thể phát sinh, bài học thực tế và đề xuất giải pháp bảo mật phù hợp trong việc xóa dữ liệu.

Quy trình tiêu huỷ tài sản CNTT quan trọng như thế nào trong bảo mật dữ liệu? 

Quy trình tiêu huỷ tài sản CNTT là chuỗi các bước được thực hiện để xử lý thiết bị công nghệ thông tin (như máy tính, máy chủ, ổ cứng, thiết bị lưu trữ, thiết bị mạng…) khi chúng hết vòng đời sử dụng, nhằm loại bỏ dữ liệu an toàn, tuân thủ quy định pháp lý, và giảm thiểu rủi ro bảo mật và môi trường.

Trong bối cảnh ngày càng nhiều vụ mất cắp thiết bị công nghệ cao, từ máy tính đến điện thoại di động. Quy trình tiêu huỷ tài sản CNTT đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ an ninh thông tin của các tổ chức chính phủ, doanh nghiệp lớn và các hệ thống công nghệ hiện đại. Việc xây dựng một quy trình rõ ràng, an toàn và đáng tin cậy không còn là lựa chọn, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc để đảm bảo dữ liệu không bị rò rỉ hoặc sử dụng trái phép sau khi hết hạn sử dụng.

Quy trình tiêu huỷ tài sản CNTT gồm bao nhiêu bước?

Quy trình tiêu hủy tài sản CNTT

Các bước tiêu hủy tài sản CNTT.

Một quy trình tiêu huỷ chặt chẽ cần có đầy đủ các bước sau:

  1. Kiểm kê và phân loại thiết bị
    Ghi nhận serial, tình trạng, mức độ nhạy cảm dữ liệu.
    – Tạo danh sách thiết bị cần xử lý, phân quyền truy cập.
  2. Xóa dữ liệu nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế
    Sử dụng phần mềm đạt chuẩn NIST, DoD..
    – Cấp chứng thư xóa dữ liệu có ký số, không thể chỉnh sửa.
  3. Xác nhận và lưu chứng nhận
    Áp dụng hệ thống FIFO, đảm bảo minh bạch từng bước.
    – Lưu trữ chứng thư để kiểm toán nội bộ và đối chiếu sau này.
  4. Vận chuyển và tiêu huỷ phần cứng
    Nếu cần tiêu huỷ vật lý, áp dụng tiêu chuẩn phá hủy không thể phục hồi.
    – Đảm bảo chứng nhận tiêu huỷ từ đơn vị thực hiện.
  5. Lưu trữ hồ sơ và đánh giá định kỳ
    Ghi nhật ký quy trình và đánh giá định kỳ để ngăn ngừa sai sót và gian lận.

Các nguy cơ tiềm ẩn trong quy trình tiêu huỷ tài sản CNTT 

Nguy cơ mất mát thiết bị trong quá trình vận chuyển

Việc sử dụng phương tiện vận chuyển không đảm bảo tiêu chuẩn, không có camera giám sát hoặc hệ thống giám sát chặt chẽ sẽ làm gia tăng nguy cơ thiết bị bị can thiệp, đánh cắp hoặc thất lạc. Do đó, lựa chọn các đối tác vận chuyển uy tín, có hệ thống theo dõi GPS, camera giám sát, và giấy tờ chứng minh rõ ràng là một trong những yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu rủi ro. 

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc hoàn toàn loại bỏ được các nguy cơ phát sinh trong quá trình vận chuyển.

Rủi ro trong quá trình xử lý dữ liệu và tiêu huỷ tại chỗ 

Tiêu huỷ dữ liệu tại chỗ thường được xem là một giải pháp tiện lợi và giảm thiểu rủi ro trong khâu vận chuyển. Tuy nhiên, phương thức này vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu không được thực hiện đúng cách. Các rủi ro bao gồm:

  • Dữ liệu không được xóa sạch hoàn toàn
  • Sử dụng phần mềm không đạt chuẩn
  • Quy trình tiêu huỷ không tuân thủ nghiêm ngặt 

Ngoài ra, một số đơn vị có thể làm giả chứng từ tiêu huỷ, hoặc thực hiện thao tác qua loa mà không có kiểm chứng độc lập. Dù đưa thiết bị đến các trung tâm tiêu huỷ chuyên nghiệp hay thực hiện tiêu huỷ tại chỗ, vẫn tiềm ẩn nguy cơ dữ liệu chưa được xóa sạch hoàn toàn khi chọn phương án xóa dữ liệu vật lý. Do đó, cần đánh giá kỹ lưỡng cả hai phương án – vận chuyển đến cơ sở xử lý hoặc tiêu hủy tại chỗ – vì mỗi lựa chọn đều có những rủi ro riêng cần kiểm soát chặt chẽ.

Bài học từ vụ trộm ITAD của Hoa Kỳ

Một vụ việc điển hình xảy ra tại Hoa Kỳ, nơi một cựu tài xế ITAD đã thừa nhận đánh cắp và bán lại hàng trăm thiết bị CNTT của chính phủ – vốn được giao để tiêu huỷ.

Quy trình tiêu hủy tài sản CNTT và bài học bảo mật từ Hoa KỳSự cố lọt dữ liệu ngoài ý muốn từ Hoa Kỳ.

Đáng lo ngại hơn, người này cùng đồng phạm đã làm giả bằng chứng xóa dữ liệu an toàn để che giấu hành vi, trong khi một số thiết bị vẫn còn liên kết với hệ thống đám mây của chính phủ.

Sự cố không bắt nguồn từ lỗi công nghệ hay năng lực của các nhà cung cấp ITAD, vốn đã sử dụng những công cụ bảo mật tiên tiến. Vấn đề cốt lõi nằm ở rủi ro chuỗi lưu ký (chain of custody) – khoảng trống trong quá trình xử lý, vận chuyển và giám sát thiết bị trước khi tiêu hủy.

Trường hợp này cho thấy nếu không kiểm soát chặt chẽ các bước trung gian, đặc biệt là con người và quy trình xác minh, thiết bị chứa dữ liệu có thể bị đánh cắp và khai thác. 

Sự cố từ Hoa Kỳ là minh chứng điển hình cho một lỗ hổng mà nhiều tổ chức chưa chú trọng đúng mức: dữ liệu có thể bị rò rỉ ngay cả khi thiết bị đã nằm trong quy trình tiêu huỷ.

Điều này đặt ra một yêu cầu cấp thiết – không thể chỉ dựa vào bước tiêu huỷ cuối cùng để bảo vệ dữ liệu. Giải pháp hiệu quả hơn là phải chủ động xoá dữ liệu từ sớm, ngay khi thiết bị ngừng hoạt động, trước khi nó bước vào chuỗi lưu ký và rủi ro.

Vai trò của phần mềm xoá dữ liệu trong quy trình tiêu hủy tài sản CNTT

Phá huỷ vật lý tuy quan trọng, nhưng nếu thiết bị chứa dữ liệu chưa được xử lý đúng cách từ đầu, thì mọi biện pháp sau đó đều không thể ngăn chặn những rủi ro.

Do đó, các tổ chức cần:

  • Xoá dữ liệu ngay tại thời điểm thiết bị ngừng hoạt động – trước khi bước vào chuỗi vận chuyển hay tiêu huỷ.
  • Tích hợp quy trình xoá vào hệ thống quản lý tài sản CNTT, nhằm tự động hóa và giảm phụ thuộc vào yếu tố con người.
  • Giảm thiểu rủi ro trong chuỗi lưu ký bằng cách xoá dữ liệu từ gốc, thay vì đợi đến bước tiêu huỷ phần cứng cuối cùng.

Đây là sự chuyển đổi tư duy từ “chờ tiêu huỷ để an toàn” sang “xóa chủ động để kiểm soát từ đầu” – bảo vệ dữ liệu một cách thực chất và toàn diện hơn.

Chiến lược “Erase First” – Xóa dữ liệu trước khi tiêu huỷ

Blancco – một trong những nhà cung cấp tiên phong về xóa dữ liệu an toàn, tự động hóa và tuân thủ quy định – đề xuất chiến lược “Erase First”, trong đó:

  • Xoá dữ liệu tại chỗ bằng phần mềm Blancco Drive Eraser, hỗ trợ HDD/SSD theo chuẩn NIST 800-88, DoD 5220.22-M.
  • Thực hiện xoá trong môi trường từ xa, ngay cả với thiết bị làm việc tại nhà. Điều đó đảm bảo không thiết bị nào bị bỏ sót.
  • Tích hợp trực tiếp với hệ thống quản lý tài sản CNTT, giúp kiểm soát quy trình từ đầu đến cuối – có nhật ký ghi nhận, chứng nhận rõ ràng.

Điều này không chỉ tăng cường bảo mật mà còn giảm chi phí vận hành, nâng cao hiệu suất và đáp ứng yêu cầu tuân thủ khắt khe từ các tổ chức quốc tế.

Đọc thêm: Kiến tạo giá trị bảo mật từ an ninh ứng dụng đến vòng đời dữ liệu

Kết luận

Đảm bảo dữ liệu không thể hồi phục là bước then chốt trong quy trình tiêu huỷ tài sản CNTT. Bên cạnh đó, kết hợp phần mềm xoá dữ liệu đạt chuẩn cùng với phương thức hủy phần cứng và chứng nhận hợp lệ. Tổ chức sẽ hạn chế tối đa rủi ro mất dữ liệu – đồng thời đáp ứng các yêu cầu tuân thủ và pháp lý.

Nếu quan tâm đến các phần mềm xoá dữ liệu chuyên biệt như Blancco Drive Eraser để đảm bảo an toàn thông tin, Mi2 sẵn sàng đồng hành và tư vấn chi tiết để triển khai giải pháp phù hợp. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả.

Liên hệ chúng tôi

Để biết thêm chi tiết về sản phẩm, dịch vụ trong bài viết, vui lòng liên hệ chúng tôi hoặc để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất:

Mục lục bài viết

Đặt lịch tư vấn

Đăng ký nhận bản tin từ chúng tôi