Malware là gì? Có bao nhiêu loại Malware? Bạn có thể phát hiện và ngăn chặn chúng bằng cách nào?... Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Malware là gì? Những điều cần biết về Malware

Malware là gì? Có bao nhiêu loại Malware? Bạn có thể phát hiện và ngăn chặn chúng bằng cách nào?... Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Malware là gì? Có bao nhiêu loại Malware? Bạn có thể phát hiện và ngăn chặn chúng bằng cách nào? Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.  

Trong những năm gần đây, tấn công Malware ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ nguy hiểm. Theo báo cáo của Cục an toàn thông tin, trong quý I năm 2021. Số sự cố tấn công Malware được ghi nhận nhiều hơn cả. Con số thống kê là 623 sự cố. Trước nguy cơ này, bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng có thể trở thành nạn nhân tiếp theo của các vụ tấn công. Vậy nên, hiểu rõ Malware là gì, các loại Malware, các phát hiện và ngăn chặn chúng,… là điều kiện cơ bản để tổ chức, doanh nghiệp có thể tự bảo vệ mình. 

Tấn công Malware ngày càng phổ biến và nguy hiểm hơn.

 1. Malware là gì?

Malware (hay phần mềm độc hại) là thuật ngữ chung để chỉ bất kỳ phần mềm nào được thiết kế. Để gây hại hoặc khai thác các thiết bị lập trình được, dịch vụ hoặc mạng máy tính. 

Tội phạm mạng thường sử dụng phần mềm độc hại để trích xuất dữ liệu. Sau đó lợi dụng, khai thác để thu lợi tài chính. Dữ liệu có thể bao gồm nhiều loại, từ dữ liệu tài chính đến hồ sơ chăm sóc sức khỏe, Email cá nhân và mật khẩu,…

2. Tại sao tội phạm mạng lại sử dụng Malware?

Tội phạm mạng sử dụng phương pháp tấn công Malware (tấn công cài mã độc) phục vụ nhiều mục đích. 

Tội phạm mạng sử dụng phương pháp tấn công này vì nhiều lý do, phục vụ các mục đích như:

  • Lừa nạn nhân cung cấp dữ liệu cá nhân để đánh cắp danh tính.
  • Đánh cắp dữ liệu thẻ tín dụng hoặc dữ liệu tài chính khác.
  • Nắm quyền kiểm soát nhiều máy tính để khởi động tấn công từ chối dịch vụ chống lại các mạng khác.
  • Lây nhiễm vào máy tính và sử dụng chúng để đào Bitcoin hoặc các loại tiền điện tử khác.

3. Malware lây lan như thế nào?

Có nhiều hình thức để tội phạm mạng thực hiện tấn công Malware. 

Kể từ khi ra đời cách đây hơn 30 năm, Malware đã hình thành một số phương pháp tấn công. Bao gồm tệp đính kèm Email, quảng cáo độc hại trên các trang Web phổ biến (Malvertising), cài đặt phần mềm giả mạo, ổ USB, ứng dụng nhiễm mã độc, Phishing Emails (Email lừa đảo) và thậm chí cả tin nhắn văn bản.

4. Các loại Malware phổ biến

Ngày càng có nhiều loại Malware mới xuất hiện, tinh vi hơn, độc hại hơn. 

Với sự tồn tại của rất nhiều Malware như hiện nay. Việc nắm được các loại phần mềm này là cơ sở để bạn có thể bảo vệ dữ liệu và thiết bị của mình. 

4.1 Viruses

Virus thường xuất hiện dưới dạng tệp đính kèm trong Email. Các tệp đính kèm này chứa Virus Payload – một phần trong Malware thực thi các hành động độc hại. Khi nạn nhân mở tệp, thiết bị sẽ bị nhiễm mã độc. 

4.2 Ransomware – phần mềm tống tiền

Ransomware là một trong những phần mềm độc hại thu lợi nhuận tài chính cao nhất. Và do đó nó là một trong những phần mềm độc hại phổ biến nhất. 

Ransomware tự cài đặt vào máy của nạn nhân, mã hóa các tệp của họ. Sau đó buộc nạn nhân phải trả tiền chuộc (thường bằng Bitcoin) nếu muốn phục hồi dữ liệu. 

4.3 Scareware – phần mềm hù dọa

Với Scareware, tội phạm mạng khiến người dùng sợ hãi khi nghĩ rằng máy tính hoặc điện thoại của mình đã nhiễm Virus. Từ đó thuyết phục nạn nhân mua một ứng dụng giả. 

Trong trò lừa đảo Scareware điển hình, người dùng có thể thấy một thông báo khi duyệt Web. Với nội dung: “Cảnh báo: Máy tính của bạn bị nhiễm virus!”. Tội phạm mạng sử dụng các chương trình này và các hoạt động quảng cáo phi đạo đức. Để khiến người dùng sợ hãi và mua các ứng dụng giả.

4.4 Worms

Worms có khả năng tự sao chép từ máy này sang máy khác. Thường bằng cách khai thác một số điểm yếu bảo mật trong phần mềm. Hoặc hệ điều hành và không yêu cầu sự tương tác của người dùng để hoạt động.

4.5 Spyware – phần mềm gián điệp

Spyware thu thập thông tin người dùng và gửi dữ liệu này tới một thực thể khác.

Spyware hay phần mềm gián điệp là loại phần mềm được cài đặt trên máy tính, thường người dùng sẽ không biết. Nhằm thu thập thông tin (thông tin cá nhân hoặc thói quen duyệt Internet,…). Và gửi dữ liệu này tới một thực thể khác. 

4.6 Trojans – phần mềm thu thập thông tin 

Trojan ẩn mình như một ứng dụng vô hại, lừa người dùng tải xuống và sử dụng chúng. Sau khi thiết lập và chạy, chúng có thể đánh cắp dữ liệu cá nhân, Crash thiết bị, theo dõi các hoạt động hoặc thậm chí khởi động một cuộc tấn công.

4.7 Adware

Các chương trình Adware (phần mềm quảng cáo) đẩy các quảng cáo không mong muốn tới người dùng. Và thường hiển thị quảng cáo nhấp nháy hoặc cửa sổ bật lên khi họ thực hiện một hành động nhất định. Adware thường được cài đặt để đổi lấy một dịch vụ khác. Chẳng hạn như quyền sử dụng một chương trình mà không phải trả tiền.

4.8 Fileless Malware – mã độc không dùng tệp

Fileless Malware là phần mềm độc hại sử dụng các chương trình hợp pháp để lây nhiễm vào máy tính. Đúng như tên gọi Fileless, không có File nào được đưa vào hệ thống trên ổ cứng. Và các chương trình quét không thể xác định được loại mã độc này. Hay nói cách khác, nó không dựa vào các tệp và không để lại dấu vết. Khiến việc phát hiện và loại bỏ trở nên khó khăn.

5. Cách nhận biết khi bị nhiễm Malware

Có những dấu hiệu phổ biến có thể quan sát để xác định thiết bị nhiễm Malware hay không.

Các dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy máy tính của bạn đã bị nhiễm Malware bao gồm:

  • Hiệu suất máy tính chậm.
  • Chuyển hướng trình duyệt hoặc trình duyệt Web đưa bạn đến trang Web mà bạn không định truy cập.
  • Cảnh báo nhiễm độc, thường kèm theo lời mời gọi mua thứ gì đó để khắc phục.
  • Sự cố khi tắt hoặc khởi động máy tính.
  • Quảng cáo Pop-up (cửa sổ bật lên) xuất hiện thường xuyên.

Nếu thấy càng nhiều những dấu hiệu phổ biến trên, khả năng máy tính của bạn bị nhiễm Malware càng cao. Đặc biệt, nếu máy tính chuyển hướng trình duyệt. Và hiện số lượng lớn cảnh báo Pop-up cho biết nhiễm Virus. Là những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy máy tính của bạn đã bị xâm phạm.

6. Làm thế nào để tự bảo vệ trước Malware

Có nhiều giải pháp hiệu quả giúp người dùng tự bảo vệ trước tấn công Malware. 

Để tự bảo vệ mình trước các cuộc tấn công Malware. Người dùng cá nhân, tổ chức có thể triển khai các giải pháp dưới đây. 

6.1 Bảo vệ thiết bị

  • Luôn cập nhật hệ điều hành và ứng dụng. Tội phạm mạng tìm kiếm các lỗ hổng trong phần mềm cũ hoặc phần mềm lỗi thời. Vì vậy, hãy đảm bảo cài đặt các bản cập nhật ngay khi chúng có sẵn.
  • Không bao giờ nhấp vào liên kết trong cửa sổ bật lên (Pop-up). Chỉ cần đóng thông báo bằng cách nhấp vào dấu “X” ở góc trên và điều hướng khỏi trang Web đã tạo ra nó.
  • Giới hạn số lượng ứng dụng trên thiết bị của bạn. Chỉ cài đặt những ứng dụng cần và sẽ sử dụng thường xuyên. Nếu bạn không còn sử dụng ứng dụng nào, hãy gỡ cài đặt. 
  • Sử dụng giải pháp bảo mật di động như McAfee Mobile Security, có sẵn trên Android và iOS. Khi Malware và Adware tiếp tục lây nhiễm sang các ứng dụng di động, hãy đảm bảo thiết bị di động sẵn sàng trước bất kỳ mối đe dọa nào.
  • Không cho mượn điện thoại hoặc để thiết bị không được giám sát vì bất kỳ lý do gì và hãy nhớ kiểm tra cài đặt, ứng dụng. Nếu cài đặt mặc định của bạn đã thay đổi hoặc một ứng dụng mới xuất hiện một cách bí ẩn, đó có thể là dấu hiệu cho thấy phần mềm gián điệp đã được cài đặt.
  • Nếu bạn chưa có giải pháp bảo vệ an ninh toàn diện trên tất cả các thiết bị của mình, hãy thử McAfee Total Protection. Đây là giải pháp bảo vệ PCs, Macs, máy tính bảng và điện thoại thông minh của người dùng khỏi các mối đe dọa trực tuyến trong khi vẫn bảo vệ dữ liệu và danh tính.
McAfee Total Protection là giải pháp bảo vệ toàn diện trên tất cả các thiết bị. 

6.2 Hãy cẩn thận khi Online

  • Tránh nhấp vào các liên kết không xác định, cho dù nó đến qua Email, trang mạng xã hội hay tin nhắn văn bản. 
  • Hãy chọn lọc về những trang Web bạn truy cập. Cố gắng chỉ truy cập các trang Web đã biết và đáng tin cậy, cũng như sử dụng Plug-in tìm kiếm an toàn như McAfee WebAdvisor, để tránh bất kỳ Website độc hại nào mà bạn có thể không biết. 
  • Cẩn thận với các Email yêu cầu thông tin cá nhân. Nếu một Email dường như được gửi đến từ ngân hàng, hướng dẫn bạn nhấp vào một liên kết và đặt lại mật khẩu hoặc truy cập vào tài khoản, đừng Click vào nó. 
  • Tránh các trang Web rủi ro, chẳng hạn như những trang cung cấp trình bảo vệ màn hình miễn phí.

6.3 Chú ý việc tải xuống và mua phần mềm 

Chỉ tải xuống và mua phần mềm từ các cửa hàng ứng dụng chính thức. 
  • Chỉ mua phần mềm bảo mật từ công ty có uy tín, thông qua trang Web chính thức của họ hoặc tại cửa hàng bán lẻ.
  • Ưu tiên các App Store – cửa hàng ứng dụng chính thức. Trong khi Spyware có thể được tìm thấy trên các App Store chính thức, phần mềm này phát triển mạnh trên các cửa hàng của bên thứ ba ít người biết đến, quảng cáo các ứng dụng không chính thức. Bằng cách tải xuống ứng dụng cho thiết bị đã Jailbreak (bẻ khóa) hoặc Root, bạn đã vượt qua bảo mật tích hợp sẵn. Và về cơ bản, dữ liệu trong thiết bị của bạn sẽ rơi vào tay người lạ.
  • Khi tìm kiếm ứng dụng yêu thích, hãy đảm bảo chỉ tải xuống ứng dụng đã kiểm tra. Đọc các bài đánh giá ứng dụng và chỉ sử dụng App Store chính thức,…
  • Không mở tệp đính kèm Email ngay cả khi nó đến từ một người bạn hoặc một người nào đó mà bạn biết. Hãy mở trừ khi biết nó là gì.

6.4 Thực hiện kiểm tra thường xuyên

  • Nếu bạn lo lắng thiết bị của mình bị nhiễm Virus, hãy thực hiện quét bằng phần mềm bảo mật đã được cài đặt trên thiết bị.
  • Kiểm tra tài khoản ngân hàng và báo cáo tín dụng thường xuyên.

Trên đây là một số thông tin giải đáp về Malware là gì cũng như các kiến thức xoay quanh.  Triển khai những giải pháp này và sử dụng một số phần mềm bảo mật đáng tin cậy sẽ nâng cao khả năng bảo mật, để luôn sẵn sàng bảo vệ dữ liệu và thiết bị khỏi tất cả các loại phần mềm độc hại.

Liên hệ chúng tôi

Để biết thêm chi tiết về sản phẩm, dịch vụ trong bài viết, vui lòng liên hệ chúng tôi hoặc để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất:

Mục lục bài viết

Đặt lịch tư vấn

Đăng ký nhận bản tin từ chúng tôi