4 câu hỏi dành cho Doanh nghiệp để giảm thiểu rủi ro tiếp xúc với mối đe dọa
06/06/2024 10:34 Category: Chia sẻ kiến thức

Trong nỗ lực không ngừng nhằm giúp các tổ chức bảo mật có được tầm nhìn rõ hơn về rủi ro tiếp xúc với mối đe dọa mạng, Rapid7 đã xác định được bốn câu hỏi then chốt mà mọi Doanh nghiệp cần cân nhắc dựa trên các đề xuất trong báo cáo mới từ Gartner® – Báo cáo “2024 Strategic Roadmap for Managing Threat Exposure”, có thể giúp Giám đốc An ninh Thông tin (CISO) và các nhà lãnh đạo cấp cao khác tránh được rủi ro mạng bằng cách phân tích các lỗ hổng trên bề mặt tấn công của họ.

 

Câu hỏi số 1: Doanh nghiệp đã biết gì về rủi ro an ninh mạng?

Bằng cách chủ động xác định và đánh giá rủi ro an ninh mạng cho các sự kiện kinh doanh, các tổ chức có thể bảo vệ doanh nghiệp mình tốt hơn trước các mối đe dọa mạng và đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ.

Theo báo cáo của Gartner, “Việc xác định rủi ro liên quan đến mối đe dọa là rất cần thiết, vì đây là một trong những kết quả đầu ra quan trọng sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Để làm được điều này, các nhà lãnh đạo cấp cao phải hiểu rõ mức độ nguy cơ mà tổ chức phải đối mặt, liên quan trực tiếp đến tác động của việc khai thác lỗ hổng đó. Cùng với thông tin này, các giám đốc điều hành có thể đưa ra quyết định sáng suốt để khắc phục, giảm thiểu hoặc chấp nhận rủi ro nếu lỗ hổng được phát hiện.” 

Sau quá trình xác định rủi ro, doanh nghiệp nên cân nhắc xem có thể thực hiện những biện pháp nào để bảo vệ tốt hơn các kế hoạch kinh doanh nếu chúng được xác định có khả năng bị tấn công.

Đọc thêm: Báo cáo Magic Quadrant™ 2023 của Gartner® về Quản lý Truy cập Đặc quyền 

Câu hỏi số 2: Các hệ thống quan trọng của doanh nghiệp có dễ bị tấn công không?

Việc kiểm tra vị trí và mức độ an toàn của các hệ thống quan trọng nhất trong mạng cũng vô cùng cần thiết. Điều bắt buộc là phải có một danh mục kỹ lưỡng về các điểm yếu nhất trong hệ thống để ưu tiên xử lý. Ngay cả khi một lỗ hổng chưa được ưu tiên vá ngay lập tức, nó vẫn có thể bị kẻ tấn công khai thác sau này.

Trong bản báo cáo, Gartner mô tả chi tiết khung hiển thị có thể hỗ trợ ưu tiên việc xử lý lỗ hổng:

Cùng với khả năng truy cập là khả hiển thị, khi một dịch vụ, cổng truy cập hoặc tài sản có thể bị khai thác, việc có thể nhìn thấy chúng đối với các kẻ tấn công tiềm năng là một yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, các công nghệ thường triển khai cấu hình để đảm bảo rằng chi tiết của các yếu tố có thể bị khai thác không được tiết lộ cho các kẻ tấn công, nhưng điều này không hoàn toàn loại bỏ khả năng chúng có thể bị khai thác.”

Bằng cách sử dụng các công nghệ để tăng khả năng nhìn thấy các lỗ hổng tiềm ẩn và ưu tiên xử lý các lỗ hổng nguy hiểm nhất, tổ chức có thể cải thiện hiệu quả hệ thống bảo mật mạng và bảo vệ tốt hơn doanh nghiệp của mình khỏi các mối đe dọa mạng. 

Tìm hiểu thêm: Báo cáo Phân tích Rủi ro và Bảo mật Mã nguồn mở năm 2024 

Câu hỏi số 3: Ai “Sở hữu” Hệ thống CNTT?

Xác định ai chịu trách nhiệm cho việc triển khai và quản lý các hệ thống CNTT quan trọng là một điều cần thiết. Cần có sự đồng thuận giữa các phòng ban về một kế hoạch hiệu quả nhằm quản lý mối đe dọa vì thực tế, trách nhiệm quản lý một hệ thống đôi khi không chỉ thuộc về một cá nhân cụ thể.

Khi xử lý lỗ hổng bảo mật, đôi khi những biện pháp bảo mật có thể trở nên phức tạp và khó hiểu đối với những người không phải là chuyên gia về an ninh mạng. Do đó, nếu không được giải thích một cách rõ ràng và không có ngữ cảnh đầy đủ, những thành viên khác trong tổ chức có thể cảm thấy khó chấp nhận hoặc chậm chạp trong việc triển khai giải pháp bảo mật.

Đến thời điểm này, báo cáo nhấn mạnh:

“Nếu không phân rõ trách nhiệm và thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban, việc vá lỗ hổng có thể bị thực hiện riêng lẻ và không hiệu quả.”

Đọc thêm: 5 bước bảo vệ dữ liệu hiệu quả 

Câu hỏi số 4: Ai chịu trách nhiệm về rủi ro?

Những xung đột tiềm ẩn cũng có thể nằm trong nỗ lực thuyết phục chủ sở hữu hệ thống (người chịu trách nhiệm về một hệ thống dữ liệu) rằng cần thực hiện các biện pháp an ninh, vì điều này có thể ảnh hưởng đến quy trình làm việc của nhóm họ. Ở đây, việc giao tiếp hiệu quả sẽ là điều cần thiết, cũng như cung cấp dữ liệu thuyết phục bằng cách sử dụng các thông tin cụ thể để chứng minh cho chủ sở hữu hệ thống thấy rằng hành động vá lỗ hổng là cần thiết và những lợi ích lâu dài sẽ vượt qua những gián đoạn tạm thời. Báo cáo nhấn mạnh về việc cần phải kết hợp với những người chịu trách nhiệm về các quyết định rủi ro:

“ Điều quan trọng là các tổ chức an ninh cần hợp tác chặt chẽ với những người chịu trách nhiệm về hệ thống thông tin thực hiện các biện pháp an ninh cần thiết để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.”

Đọc thêm: Bảo Mật Hệ Thống – Bảo Vệ Tương Lai Cho Tổ Chức 

Vai trò của Giám đốc An ninh Thông tin (CISO)

Cuối cùng, CISO sẽ có trách nhiệm quản lý và kết nối các kế hoạch nhằm giảm thiểu và loại bỏ lỗ hổng bảo mật mạng. Thông qua nỗ lực này, CISO có thể chứng minh lợi ích của việc triển khai các nền tảng công nghệ để quản lý rủi ro nguy cơ lộ diện. Họ cũng có thể chứng minh giá trị của Trung tâm Vận hành An ninh (SOC) như là các đối tác quan trọng trong nỗ lực để duy trì an toàn cho doanh nghiệp, chịu trách nhiệm cho việc giám sát, phát hiện và xử lý các sự cố bảo mật, và là một phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường kinh doanh khỏi các mối đe dọa mạng.

Đọc báo cáo của Gartner  để hiểu rõ hơn về tác động của nhiều lỗ hổng bảo mật mạng đến khối lượng công việc của tổ chức an ninh và tầm quan trọng của việc ưu tiên và giao tiếp hiệu quả.
Để được hỗ trợ tư vấn về sản phẩm của Rapid7, xin vui lòng liên hệ theo thông tin: 

Công ty Cổ phần Tin học Mi Mi (Mi2 JSC)

– Website: www.mi2.com.vn

– Email: [email protected]

Văn phòng Hà Nội: 

Add: 7th Floor, Sannam Building, 78 Duy Tan Str., Dich Vong Hau Ward, Cau Giay Dist., Hanoi, Vietnam.

Tel: +84-24-3938 0390 |  Fax: +84-24-3775 9550

Văn phòng Hồ Chí Minh:

Add: 5th &6th Floor, Nam Viet Building, 307D Nguyen Van Troi Str., Ward 1, Tan Binh Dist., Ho Chi Minh City, Vietnam.

Tel: +84-28-3845 1542  |  Fax: +84-28-3844 6448