Spear Phishing - Chiến thuật lừa đảo trực tuyến qua email

Spear Phishing – Chiến thuật lừa đảo trực tuyến qua email

Con người được ví như “mắt xích yếu” trong bức tường an ninh mạng, lợi dụng điểm yếu ấy, hacker có thể dễ dàng tấn công bằng những mánh khóe tinh vi. Một trong những “vũ khí” nguy hiểm để thực hiện kế hoạch lừa đảo đó chính là Spear Phishing, “biến thể” nguy hại hơn so với email lừa đảo thông thường (Phishing). Trước thực trạng các cuộc tấn công an ninh mạng ngày càng phức tạp và đáng lo ngại, việc giúp doanh nghiệp hiểu rõ bản chất và kỹ thuật tấn công Spear Phishing có thể chủ động phòng ngừa và củng cố hệ thống bảo vệ an ninh mạng hiệu quả hơn.

Spear Phishing là gì?

Spear Phishing là hình thức gửi email có chứa mã độc cho người dùng, những tin tặc Phishing hoạt động có mục đích và nhắm đến đối tượng mục tiêu rõ ràng. Để tạo vỏ bọc hoàn hảo với những email thuyết phục, kẻ lừa đảo đã phải dành thời gian nghiên cứu thu thập thông tin sở thích, thói quen từ cá nhân, doanh nghiệp hoặc người có vai trò cụ thể trong tổ chức.

Trong email, tin tặc sẽ đưa ra các lợi ích hấp dẫn để kích thích người dùng click vào những đường link lừa đảo hoặc tải xuống tập tin chứa mã độc. Hành vi này đã đánh trúng vào tâm lý tò mò của nạn nhân, từ đó kẻ tấn công có thể xâm nhập vào hệ thống tổ chức, sử dụng thông tin nhạy cảm để đe dọa phá hoại danh tiếng hoặc thậm chí là tống tiền.

Phân biệt giữa Phishing với Spear Phishing và Whailing

Cả ba hình thức đều là tấn công mạng nhằm lừa đảo người dùng tiết lộ thông tin nhạy cảm thông qua sử dụng email, tin nhắn hoặc các phương thức truyền thông khác để tiếp cận nạn nhân với mục đích thu thập thông tin nhạy cảm và có giá trị. Tuy có chung mục đích nhưng mỗi hình thức tấn công lại có những đặc điểm riêng:

Spear Phishing - Chiến thuật lừa đảo trực tuyến qua email

  • Phishing: Tác động đến càng nhiều mục tiêu càng tốt với giả thuyết một số người dùng dễ dàng sập bẫy. Loại tấn công này khá phổ biến, chúng gửi email spam nhằm thuyết phục người dùng hạn chế cảnh giác nhấp vào liên kết hoặc tệp đính kèm độc hại, thường là giả mạo từ một nguồn hợp pháp. Phishing đã tồn tại trong thời gian dài vì tốn ít chi phí để triển khai, nhưng vẫn hiệu quả để mang lại lợi nhuận. Tuy nhiên, đối với việc bảo mật email ngày càng cao, Phishing không thể mang lại tín hiệu tốt cho kẻ xấu có ý đồ kiểm soát máy tính và chiếm đoạt thông tin tài khoản.
  • Spear Phishing: Ngược lại với Phishing, các email lừa đảo sẽ cá nhân hóa nội dung chính xác về nạn nhân. Điều này khiến mục tiêu của kẻ tấn công không có sự đề phòng bởi mức độ tin cậy cao do email giả mạo mang tính thuyết phục. Dần dần Spear Phishing trở nên hiệu quả và được phát tán rộng rãi.
  • Whaling: Là hình thức tấn công mạng cấp cao nhất, nhắm vào những mục tiêu “béo bở” nhất, chẳng hạn như giám đốc điều hành (C-level) hoặc quản lý cấp cao. Kẻ tấn công thường sử dụng các kỹ thuật phức tạp hơn nhằm thu phục lòng tin của những người đứng đầu để lừa đảo. Cụ thể như việc giả mạo là một đồng nghiệp, khách hàng hoặc đối tác kinh doanh đáng tin cậy.

Đối tượng mà Spear Phishing nhắm đến 

Doanh nghiệp thường là đối tượng mục tiêu của những vụ tấn công trực tuyến vì rất nhiều dữ liệu của công ty được cung cấp trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội. Trang web chính thức của công ty chính là “mỏ vàng” để khai thác toàn bộ nội dung của tổ chức, từ nhân sự chủ chốt của công ty, đến khách hàng và một số tin bài sự kiện nội bộ. Kẻ gian còn nắm rõ thông tin cá nhân của từng nhân viên trong công ty chỉ với một cú click tìm kiếm trên Facebook, Twitter hoặc LinkedIn,… Đặc biệt, trong mùa khai thuế, bộ phận tài chính chính là “mồi ngon” cho tin tặc với ý định đánh cắp dữ liệu tổ chức bằng email yêu cầu kiểm tra tài liệu W-2.

Ví dụ: Kẻ tấn công có thể tạo ra một email giả mạo rất đáng tin nếu biết được:

  • Cấu trúc địa chỉ email nội bộ của công ty.
  • Tên của các quản lý tài khoản (có thể dễ dàng tìm thấy trên LinkedIn).
  • Tên của một trong những khách hàng lớn (thường được đề cập trên blog, website của công ty).
  • Ai là Giám đốc bán hàng (thông tin này thường có trên website của công ty).

Cách thức hoạt động của những cái bẫy “lừa đảo”

Khi có được nội dung, kẻ gian sẽ giả mạo email từ CEO hoặc CFO và một số người đứng đầu tổ chức. Việc xây dựng lòng tin từ email khiến chúng ta dễ dàng click ngay vào liên kết độc hại hoặc tải xuống tệp đính kèm chứa virus mà không màng suy xét. Khi truy cập vào đường link giả mạo, giao diện sẽ trông giống hệt cổng thông tin thật của công ty. Tuy nhiên, đây thực chất là một trang web lừa đảo được thiết lập để đánh cắp tên người dùng và mật khẩu của nhân viên. Khi có được quyền truy cập, hacker có thể điều khiển máy tính của tổ chức từ xa, tự do “dạo chơi” trên mạng lưới của công ty và thực hiện hành vi lấy cắp tài sản trí tuệ hoặc dữ liệu khách hàng quan trọng.

Các biện pháp ngăn chặn Spear Phishing hiệu quả

Phòng chống lừa đảo qua email (phishing) là nền tảng thiết yếu để đối đầu với các cuộc tấn công Spear Phishing tinh vi. Có một quy tắc bất di bất dịch đó là “không bao giờ nhấp vào liên kết trong email”, ghi nhớ điều này đóng vai trò then chốt trong việc ngăn chặn phần lớn thiệt hại do phishing gây ra. Tuy nhiên, Spear Phishing với chiêu trò kĩ thuật phức tạp đòi hỏi các tổ chức cần có những biện pháp phòng thủ chủ động và mạnh mẽ hơn như sau:

  • Tăng cường tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao nhận thức về lừa đảo trực tuyến cho nhân viên.
  • Lên lịch nhắc nhở nhân viên về các mối nguy từ Spear Phishing, hướng dẫn nhân viên kiểm tra kỹ thông tin email, lỗi chính tả, văn phong và ngữ điệu. Luôn cảnh giác yêu cầu cung cấp thông tin nhạy cảm một cách vội vàng. So sánh với các email trước đây từ người gửi hợp pháp nhằm phát hiện trước bất kỳ chi tiết bất thường nào để không nhấp vào liên kết hoặc tệp đính kèm có mã độc.
  • Triển khai các giải pháp trí tuệ về mối đe dọa (Threat Intelligence Solutions) đóng vai trò vô cùng quan trọng như “lá chắn” bảo vệ tổ chức, các giải pháp này hoạt động dựa trên nguồn dữ liệu tiên tiến, giúp công ty theo dõi và chặn đứng các mối đe dọa Spear Phishing một cách hiệu quả.
  • Khuyến khích nhân viên báo cáo email lừa đảo, biến mỗi nhân viên thành một “chuyên gia an ninh mạng mini”, góp phần chủ động bảo vệ hệ thống và dữ liệu của tổ chức.

Miễn dịch trước email độc hại với “Phishing Awareness Training”

Để đối phó hiệu quả với “vũ khí nguy hiểm” từ email độc hại, Rapid7 mang đến giải pháp Phishing Awareness Training, thông qua chương trình đào tạo nhận thức đến từ nhà cung cấp các giải pháp bảo mật hàng đầu Rapid7, tổ chức của bạn sẽ được:

  • Đào tạo chuyên sâu cho nhân viên: Nâng cao nhận thức về Phishing, nhân viên sẽ được trang bị kỹ năng nhận diện và xử lý email lừa đảo.
  • Thực hành các chiến dịch Spear Phishing mô phỏng: Nhân viên sẽ thực hành thực tế dựa trên các email mô phỏng Phishing, Spear Phishing và Whailing. Qua đó, giúp tổ chức hiểu mức độ rủi ro về việc mức độ dữ liệu bị đánh cắp và nắm rõ biện pháp ngăn chặn.
  • Củng cố kiến thức về Phishing: Thông qua email Phishing mô phỏng, nhân viên sẽ nhấp vào đường link để dẫn đến trang nhắc nhở về các mối nguy từ Phishing.
  • Theo dõi và cải thiện nhằm nâng cao chất lượng phòng thủ: Dựa trên phân tích, điều chỉnh hệ thống giám sát bảo mật, theo dõi kết quả chương trình đào tạo theo thời gian để đánh giá hiệu quả và ghi nhận những cải thiện.

Kết luận

Trong cuộc chiến chống lại Spear Phishing, nhân viên chính là tuyến đầu góp phần bảo vệ tường thành an ninh mạng vững chắc cho doanh nghiệp. Các chương trình đào tạo nhận thức về bảo vệ chống Spear Phishing sẽ giúp nhân viên luôn cảnh giác và sẵn sàng đối mặt với những đợt tấn công ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Liên hệ chúng tôi

Để biết thêm chi tiết về sản phẩm, dịch vụ trong bài viết, vui lòng liên hệ chúng tôi hoặc để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất:

Mục lục bài viết

Đặt lịch tư vấn

Đăng ký nhận bản tin từ chúng tôi