Bảo mật dữ liệu đám mây: Các trường hợp sử dụng chính cho DSPM

Ngày nay, hầu hết các công ty đều sử dụng nhiều dịch vụ đám mây khác nhau để lưu trữ dữ liệu và vận hành tổ chức, thường công ty sẽ có các đội ngũ lập trình viên rất lớn, thậm chí thuê thêm bên ngoài để liên tục phát triển và cập nhật các phần mềm, ứng dụng mới. Vì vậy, dữ liệu nhạy cảm của các công ty được phân tán khắp nơi, từ các cơ sở dữ liệu truyền thống, các kho lưu trữ dữ liệu trực tuyến, các phần mềm ứng dụng trực tuyến (SaaS) cho đến các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI). Với lượng dữ liệu lớn và đa dạng đã dẫn đến những thách thức bảo mật đám mây khiến việc bảo vệ dữ liệu trở nên phức tạp hơn.

Bạn là doanh nghiệp và muốn bảo vệ dữ liệu của mình một cách toàn diện và hiệu quả trước những rủi ro tấn công ngày càng tinh vi? Giải pháp Quản lý tình trạng bảo mật dữ liệu (DSPM) chính là câu trả lời cần thiết ngay lúc này.

DSPM là gì? Tại sao DSPM lại quan trọng?

Công cụ Quản lý tình trạng bảo mật - DSPM

Công cụ Quản lý tình trạng bảo mật – DSPM 

DSPM (Data Security Posture Management – Quản lý tình trạng bảo mật dữ liệu) là một công cụ giúp các tổ chức xác định vị trí chính xác dữ liệu nhạy cảm được lưu trữ ở đâu trong hệ thống đám mây, từ các dịch vụ cơ bản (IaaS) đến các ứng dụng phức tạp (SaaS). Hiểu rõ ai có quyền truy cập vào dữ liệu đó và cách thức họ sử dụng dữ liệu. Từ đó, đánh giá rủi ro, xác định các nguy cơ tiềm ẩn có thể dẫn đến rò rỉ dữ liệu và chủ động đề xuất các biện pháp nâng cao mức độ bảo mật của dữ liệu.

Theo báo cáo của Liên minh Bảo mật Đám mây (CSA) – Đại đa số các tổ chức thiếu tự tin trong việc bảo mật dữ liệu của họ trên đám mây, trong khi nhiều công ty thừa nhận không đủ khả năng bảo mật ngay cả đối với dữ liệu nhạy cảm nhất của công ty. 

Lợi dụng điểm yếu đó, các vụ tấn công mạng nhắm vào dữ liệu trên đám mây diễn ra thường xuyên hơn, chẳng hạn như các vụ việc rò rỉ dữ liệu của AWS S3 hay Salesforce cho thấy ngay cả những doanh nghiệp lớn cũng không nằm ngoài tầm ngắm của những kẻ xấu. 

Với mục đích bảo mật dữ liệu và ngăn chặn vi phạm dữ liệu trên môi trường đám mây phức với IaaS, PaaS và SaaS thì vai trò của DSPM lại càng quan trọng. Khi được trang bị các khả năng DSPM phù hợp, các tổ chức sẽ được chuẩn bị tốt hơn để ngăn chặn vi phạm dữ liệu và đáp ứng các yêu cầu tuân thủ, như HIPAA, GDPR, CCPA, NIST và ITAR.

Các trường hợp sử dụng DSPM cho bảo mật dữ liệu đám mây

DSPM giúp giải quyết ba thách thức lớn nhất trong việc bảo mật dữ liệu đám mây:

Xác định vị trí dữ liệu nhạy cảm

Bước đầu tiên để bảo vệ dữ liệu trong đám mây là xác định rõ ràng nơi dữ liệu nhạy cảm đang được lưu trữ. DSPM tự động quét và khám phá dữ liệu nhạy cảm trên toàn bộ môi trường của bạn và phân loại chúng dựa trên độ nhạy cảm và loại của nó, chẳng hạn như đó là thông tin đăng nhập, PHI, PII hay dữ liệu HIPAA, v.v.

Đánh giá dữ liệu có rủi ro hay không?

Xác định vị trí chỉ là bước đầu, mối quan tâm tiếp theo là “Liệu có lỗ hổng nào trong hệ thống cho phép người ngoài xâm nhập và lấy cắp thông tin cá nhân, tài liệu HR quan trọng, hoặc thậm chí điều khiển toàn bộ hệ thống của chúng ta không?”

DSPM giúp đánh giá rủi ro bảo mật bằng cách phân tích mối liên hệ giữa dữ liệu nhạy cảm, quyền truy cập và hoạt động sử dụng đáng ngờ. Đó chính là các yếu tố cần thiết để bảo vệ dữ liệu hiệu quả.

Làm thế nào để bảo mật dữ liệu đám mây hiệu quả hơn?

Bước quan trọng cuối cùng là cần khắc phục nhanh chóng các vấn đề khiến dữ liệu của mình gặp rủi ro. Thời gian khắc phục càng lâu đối với: loại bỏ quyền hạn rủi ro, sửa chữa cấu hình sai, xóa liên kết chia sẻ toàn cầu, v.v, thì nguy cơ vi phạm dữ liệu càng lớn.

Vấn đề là khi có quá nhiều lỗi cấu hình sai trong hệ thống đám mây, các đội ngũ CNTT và bảo mật không thể khắc phục sửa chữa hết những lỗi này một cách tức thời. Đề giải quyết vấn đề trên, bất kỳ tổ chức nào cũng nên coi DSPM là một phần cốt lõi của cách tiếp cận bảo mật dữ liệu với khả năng khắc phục tự động và tạo ra môi trường bảo mật đám mây trở nên an toàn hơn theo thời gian.

DSPM giải quyết thách thức tình trạng bảo mật

DSPM giải quyết thách thức tình trạng bảo mật

DSPM: Một phần của giải pháp bảo mật dữ liệu đám mây toàn diện

DSPM là một phần của giải pháp toàn diện về bảo mật dữ liệu

DSPM là một phần của giải pháp toàn diện về bảo mật dữ liệu

Mặc dù cần thiết cho bảo mật dữ liệu đám mây, DSPM chỉ là một phần của phương pháp bảo mật dữ liệu toàn diện. Cần kết hợp với nhiều khả năng khác để hoạt động mạnh mẽ hơn, bao gồm:

Quản trị truy cập dữ liệu

Quản trị quyền truy cập dữ liệu rất quan trọng để phê duyệt và từ chối quyền truy cập dữ liệu không chính đáng, cho phép phân bổ quyền hợp lý, loại bỏ tình trạng lộ thông tin không cần thiết và tuân thủ các quy định.

Phòng ngừa dữ liệu bị mất mát

Ngăn ngừa mất dữ liệu (DLP) giúp bảo vệ thông tin khỏi bị đánh cắp hoặc mất mát có thể dẫn đến tiền phạt hoặc giảm năng suất. DLP có thể rất cần thiết để bảo mật dữ liệu và thực thi chính sách.

Phát hiện mối đe dọa dựa trên dữ liệu

Ngay cả trong môi trường an toàn, tin tặc vẫn tìm được cách xâm nhập. Phát hiện mối đe dọa dựa trên dữ liệu là cần thiết để phát hiện các mối đe dọa đang hoạt động, đặc biệt là các kỹ thuật khó phát hiện như tấn công nội bộ và vi phạm bắt nguồn từ thông tin đăng nhập bị đánh cắp.

Phân tích hành vi thực thể người dùng (UEBA) cũng quan trọng trong việc xây dựng mô hình mối đe dọa và xác định hành vi bất thường để có thể chỉ ra một cuộc tấn công.

Mời bạn tìm đọc thêm: Giải pháp DSPM & CSPM: Kết nối việc bảo mật dữ liệu và đám mây với sản phẩm Varonis

Kết luận

Trong môi trường đám mây phức tạp và liên tục phát triển, việc bảo vệ dữ liệu và cơ sở hạ tầng đám mây ngày càng quan trọng và liên tục phải đối mặt với những thách thức. 

Quản lý bảo mật dữ liệu (DSPM) chính là chìa khoá ngăn chặn các vụ tấn công dữ liệu đám mây của tổ chức, giúp xác định vị trí dữ liệu nhạy cảm bị rò rỉ, đánh giá mức độ rủi ro và chủ động đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả. 

Varonis được đánh giá cao về khả năng xác định chính xác các loại dữ liệu nhạy cảm như thông tin cá nhân, tài sản trí tuệ, thông tin tài chính, v.v. Hệ thống của Varonis có thể quét và phân loại dữ liệu trên nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm cả các môi trường hybrid và đa đám mây.

Để được tư vấn thêm thông tin về các sản phẩm của hãng bảo mật Varonis, hãy liên hệ ngay với nhà phân phối Mi2 JSC theo thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần Tin học Mi Mi (Mi2 JSC) 

🌎 Website: www.mi2.com.vn 

📩 Email: [email protected]

Văn Phòng Hà Nội

  • Add: 7th Floor, Sannam Building, 78 Duy Tan Str., Dich Vong Hau Ward, Cau Giay Dist., Hanoi, Vietnam.
  • Tel: +84-24-3938 0390 |  Fax: +84-24-3775 9550

Văn phòng Hồ Chí Minh

  • Add: 5th &6th Floor, Nam Viet Building, 307D Nguyen Van Troi Str., Ward 1, Tan Binh Dist., Ho Chi Minh City, Vietnam.
  • Tel: +84-28-3845 1542  |  Fax: +84-28-3844 6448