Những nguyên tắc cơ bản về bảo mật đám mây

Bảo mật đám mây đã trở thành một trong những khía cạnh quan trọng nhất của cuộc cách mạng kỹ thuật số hiện đại. Trong thời đại mà dữ liệu và ứng dụng dần di chuyển lên không gian điện toán đám mây, việc đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin trở nên càng phức tạp hơn bao giờ hết. Bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân sử dụng dịch vụ đám mây đều phải đối mặt với thách thức bảo vệ dữ liệu quan trọng khỏi các mối đe dọa mạng, tấn công xâm nhập ngày càng tinh vi của các hacker và tổ chức tội phạm mạng,… Trong bối cảnh này, việc hiểu rõ những nguyên tắc cơ bản khi triển khai giải pháp bảo mật đám mây sẽ giúp hiểu rõ đảm bảo sự an toàn của hệ thống thông tin trong môi trường kỹ thuật số.

Bảo mật đám mây là gì?

Bảo mật đám mây (Cloud Security) là tập hợp các biện pháp, quy tắc, công nghệ và các chiến lược được sử dụng để bảo vệ thông tin, dữ liệu và tài nguyên trên các dịch vụ đám mây. Điều này bao gồm bảo vệ dữ liệu khỏi việc truy cập trái phép, sử dụng trái phép hoặc thay đổi trái phép, cũng như đảm bảo tính toàn vẹn, sẵn sàng và khả dụng của các dịch vụ và ứng dụng trên nền tảng đám mây.

Bảo mật đám mây bao gồm nhiều khía cạnh, bao gồm:

  • Quản lý truy cập: Điều này đảm bảo rằng chỉ những người được ủy quyền có thể truy cập và tương tác với dữ liệu và tài nguyên trên môi trường đám mây.
  • Mã hóa: Dữ liệu thường được mã hóa để đảm bảo rằng nó không thể đọc được khi bị truy cập trái phép.
  • Kiểm soát dữ liệu: Điều này liên quan đến việc kiểm soát dữ liệu và cách nó được sử dụng trên nền tảng đám mây.
  • Bảo vệ mạng: Bảo vệ hệ thống mạng và các kết nối đến nền tảng đám mây để ngăn chặn các tấn công mạng.
  • Giám sát và phát hiện: Theo dõi các hoạt động trên nền tảng đám mây để phát hiện sự xâm nhập hoặc các hoạt động đáng ngờ.
  • Quản lý cấu hình: Đảm bảo rằng cấu hình của các dịch vụ đám mây được tuân thủ các nguyên tắc bảo mật.
  • Bảo vệ ứng dụng: Bảo vệ các ứng dụng chạy trên nền tảng đám mây khỏi các lỗ hổng bảo mật và tấn công ứng dụng.

Bảo mật đám mây - một trong những khía cạnh quan trọng nhất của cuộc cách mạng kỹ thuật số hiện đại

Bảo mật đám mây – một trong những khía cạnh quan trọng nhất của cuộc cách mạng kỹ thuật số hiện đại

Bảo mật đám mây rất quan trọng trong thời đại ngày nay vì nó bảo vệ dữ liệu và các ứng dụng trên nền tảng đám mây công cộng cũng như riêng tư. Việc này được thực hiện bằng cách áp dụng các chương trình và thực tiễn an ninh mạng vào cơ sở hạ tầng đám mây của tổ chức, giải quyết các vấn đề an ninh mạng truyền thống và những thách thức mới liên quan đến môi trường đám mây.

Trong bài viết này, Mi2 JSCRapid7 sẽ tập trung vào bảo mật trên nền tảng đám mây công cộng, vì những thách thức của đám mây riêng tư gần giống với những thách thức truyền thống về an ninh mạng mà chúng ta đã thường nói.

Tải xuống Báo cáo cấu hình sai đám mây hàng năm của Rapid7 ▶︎

Những thách thức khi thực thi bảo mật đám mây

Các nhà cung cấp nền tảng đám mây chịu trách nhiệm bảo vệ cơ sở hạ tầng vật lý và các dịch vụ cơ bản về điện toán, mạng, phần mềm lưu trữ và dịch vụ mạng mà họ cung cấp. Tuy nhiên, phía khách hàng lại chịu trách nhiệm cho hầu hết hoặc toàn bộ những công việc khác như bảo vệ ứng dụng, giám sát hoạt động và đảm bảo rằng các công cụ bảo mật được triển khai và định cấu hình chính xác. Sự phân chia trách nhiệm này được gọi là mô hình chia sẻ trách nhiệm (shared responsibility model – SRM). Điều này có nghĩa là khách hàng phải đối mặt với:

  • Các vấn đề an ninh mạng truyền thống: Chúng ảnh hưởng đến khối lượng công việc phải thực hiện trên môi trường đám mây, bao gồm quản lý lỗ hổng, bảo mật ứng dụng, tấn công phi kỹ thuật (social engineering) cũng như việc phát hiện và ứng phó sự cố.
  • Những thách thức mới liên quan đến nền tảng đám mây: Thiếu khả năng hiển thị các sự kiện bảo mật trên môi trường đám mây, những thay đổi nhanh chóng về cơ sở hạ tầng, cung cấp ứng dụng liên tục và những mối đe dọa mới nhắm vào các công cụ quản trị trên môi trường đám mây.

Lợi ích của bảo mật đám mây

Các giải pháp bảo mật đám mây cho phép các tổ chức tận dụng tính linh hoạt, khả năng mở rộng, tính minh bạch và giảm chi phí vận hành của các nền tảng đám mây hiện nay mà không gây rủi ro cho dữ liệu bí mật, những quy định cần tuân thủ và việc liên tục trong hoạt động kinh doanh.

Lợi ích của bảo mật đám mây bao gồm khả năng:

  • Phát hiện các lỗ hổng và cấu hình sai trong cơ sở hạ tầng dựa trên đám mây.
  • Đảm bảo mã nguồn phần mềm trải qua quá trình kiểm tra bảo mật ở mỗi bước trong quá trình phát triển, thử nghiệm và triển khai.
  • Giám sát các sự cố trong các ứng dụng trên nền tảng đám mây, bao gồm khối lượng công việc chạy trên máy ảo và trong vùng chứa (containers).
  • Phát hiện dấu hiệu của các cuộc tấn công nâng cao, như hành vi bất thường và bằng chứng về hành vi đánh cắp thông tin xác thực và di chuyển xuyên hệ thống.
  • Ngăn chặn những kẻ tấn công chiếm quyền kiểm soát bảng điều khiển trên nền tảng đám mây và sử dụng tài nguyên đám mây cho các mục đích tội phạm như đào tiền ảo, lưu trữ mạng botnet và phát động các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DoS).

Bảo mật môi trường AWS

Amazon Web Services (AWS) cung cấp môi trường giàu tính năng để lưu trữ và quản lý khối lượng công việc trên đám mây. Các tổ chức có thể tăng cường bảo mật đám mây cho khối lượng công việc được lưu trữ trên AWS bằng cách nào?

Các nhóm bảo mật có thể sử dụng giải pháp quản lý lỗ hổng bảo mật để tìm hiểu và đánh giá các phiên bản EC2, đồng thời quét chúng để tìm lỗ hổng bảo mật, cấu hình sai và vi phạm chính sách.

Giải pháp kiểm tra bảo mật ứng dụng động (DAST) có thể kiểm tra các ứng dụng web để phát hiện các lỗ hổng trong danh sách Top 10 của OWASP và các cuộc tấn công khác cũng như các vi phạm tiềm ẩn đối với PCI DSS và các quy định khác. Khi giải pháp DAST được tích hợp với các công cụ DevOps như Jenkins, việc kiểm tra bảo mật có thể được kích hoạt tại các mốc quan trọng cụ thể trong quá trình phát triển để đảm bảo rằng các lỗ hổng được phát hiện và khắc phục trước khi mã nguồn được đưa vào hoạt động thực tiễn.

Để phát hiện các dấu hiệu tấn công và vi phạm dữ liệu, giải pháp SIEM có thể được tích hợp với các dịch vụ quản lý và bảo mật do Amazon cung cấp. Điều này bao gồm quyền truy cập vào nhật ký được tạo bởi AWS CloudTrails và CloudWatch, cũng như các dịch vụ như nhật ký luồng Virtual Private Cloud (VPC) và nhật ký DNS của Amazon Route 53.

Giải pháp SIEM được thiết kế để hoạt động với nền tảng đám mây có thể làm phong phú thêm dữ liệu nhật ký này bằng việc bổ sung các ngữ cảnh từ các nguồn khác (bao gồm điểm cuối, hệ thống tại chỗ và các nền tảng đám mây khác), đánh dấu các chỉ báo về sự xâm phạm và sử dụng trình phân tích bảo mật nâng cao để phát hiện sớm các cuộc tấn công và khắc phục nhanh chóng.

Cảnh báo bảo mật từ AWS Guard Duty và các dịch vụ AWS khác có thể được truyền trực tiếp đến SIEM, cho phép nhóm bảo mật doanh nghiệp nhanh chóng điều tra và phản hồi.

Bảo mật môi trường Azure

Microsoft Azure là một nền tảng mạnh mẽ, linh hoạt và có thể mở rộng để lưu trữ khối lượng công việc trên đám mây. Làm cách nào các tổ chức có thể tăng cường bảo mật cho khối lượng công việc chạy trên Azure?

Giải pháp quản lý lỗ hổng có thể sử dụng Azure Discovery Connection để khám phá và quét các máy ảo cũng như các tài sản khác ngay khi chúng được đưa vào môi trường Azure. Quá trình quét có thể phát hiện ra các lỗ hổng, cấu hình sai, vi phạm chính sách và các rủi ro bảo mật khác. Ngoài ra, có thể nhập các thẻ của Azure và sử dụng chúng để sắp xếp nội dung thành các nhóm động có thể được đánh giá và báo cáo một cách có chọn lọc.

Đọc thêm: Báo cáo Thông tin Lỗ hổng năm 2022 của Rapid7: Kẻ tấn công ngày càng phát triển tinh vi và khai thác lỗ hổng nhanh hơn bao giờ hết

Giải pháp DAST có thể được tích hợp với Azure DevOps Pipelines, cho phép tự động khởi chạy quét các lỗ hổng ở từng giai đoạn trong quy trình Tích hợp và Triển khai liên tục (CI/CD). Điều này giúp doanh nghiệp sớm loại bỏ các lỗ hổng khỏi ứng dụng web trong quá trình phát triển, khi chúng dễ khắc phục nhất.

bảo mật trên môi trường Azure

Microsoft Azure là một nền tảng mạnh mẽ, linh hoạt và có thể mở rộng

Giải pháp SIEM có thể hoạt động với Azure Event Hubs, nơi tổng hợp nhật ký đám mây từ các dịch vụ Azure quan trọng như Azure Active Directory, Azure Monitor, Azure Resource Manager (ARM), Azure Security Center và Office 365. SIEM có thể lấy dữ liệu nhật ký từ Azure Event Hubs trong thời gian thực, kết hợp dữ liệu nhật ký đó với thông tin từ các thiết bị đầu cuối, mạng, trung tâm dữ liệu tại chỗ và các nền tảng đám mây khác, đồng thời thực hiện phân tích để phát hiện các cuộc tấn công lừa đảo, phần mềm độc hại đang hoạt động, việc sử dụng thông tin xác thực bị xâm phạm, hành động tấn công lây lan lân cận của kẻ tấn công và các bằng chứng khác về các cuộc tấn công .

Trung tâm bảo mật Azure (Azure Security Center) cũng tạo cảnh báo nhưng thiếu các tính năng làm giàu dữ liệu, phân tích và quy trình làm việc của một SIEM đầy đủ. Tuy nhiên, các nhóm bảo mật có thể sắp xếp gửi cảnh báo của Trung tâm bảo mật trực tiếp đến giải pháp SIEM để tận dụng những khả năng nâng cao đó.

Bảo mật cho môi trường đám mây đa nền tảng

Bảo mật đám mây không chỉ đơn giản cung cấp bảo mật cho các nền tảng đám mây riêng lẻ một cách độc lập. Đúng hơn, đó là vấn đề của việc thu thập, tương quan, phân tích và xử lý toàn bộ dữ liệu bảo mật do tổ chức và nhà cung cấp dịch vụ đám mây tạo ra.

Với các ứng dụng dựa trên microservices-based, kiến ​​trúc kết hợp và đa đám mây ngày nay, các ứng dụng có thể được phân tán trên nhiều nền tảng đám mây và trung tâm dữ liệu tại chỗ. Nhu cầu bảo mật đám mây xuất phát từ các cuộc tấn công nâng cao thường bắt đầu bằng điểm cuối hoặc ứng dụng web, sau đó di chuyển trên nhiều môi trường điện toán. Các cuộc tấn công nhằm vào một nền tảng đám mây thường được theo sau bởi cùng một kiểu tấn công nhằm vào các nền tảng đám mây khác.

Vì những lý do này, điều cần thiết là các tổ chức phải sử dụng các giải pháp bảo mật cung cấp khả năng hiển thị và giám sát trên toàn bộ phạm vi CNTT của họ, bao gồm nhiều nền tảng đám mây và trung tâm dữ liệu tại chỗ.

Để được tư vấn thêm thông tin về sản phẩm Cloud Security của Rapid7, hãy liên hệ ngay Mi2 theo thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần Tin học Mi Mi (Mi2 JSC) 

🌎 Website: www.mi2.com.vn 

📩 Email: [email protected]

Văn Phòng Hà Nội

Add: 7th Floor, Sannam Building, 78 Duy Tan Str., Dich Vong Hau Ward, Cau Giay Dist., Hanoi, Vietnam.

Tel: +84-24-3938 0390 |  Fax: +84-24-3775 9550

Văn phòng Hồ Chí Minh

Add: 5th &6th Floor, Nam Viet Building, 307D Nguyen Van Troi Str., Ward 1, Tan Binh Dist., Ho Chi Minh City, Vietnam.

Tel: +84-28-3845 1542  |  Fax: +84-28-3844 6448