Hành động hiệu quả khi xảy ra sự cố công nghệ thông tin

Bản cập nhật phần mềm của CrowdStrike đã gây ra cơn “địa chấn” về sự cố công nghệ thông tin toàn cầu lớn nhất lịch sử vào ngày 19/7. Khiến hàng triệu máy tính trên thế giới đồng loạt “đứng hình” trong nhiều giờ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch, hành chính và y tế,…

Khi đứng trước các sự cố tương tự, làm thế nào để các doanh nghiệp có thể bảo vệ mình trước những rủi ro tấn công an ninh mạng? Cùng tìm hiểu thêm về các sự cố công nghệ và biện pháp khắc phục dưới bài viết sau đây.

Các loại sự cố gián đoạn công nghệ thông tin phổ biến

Một trong những loại sự cố phổ biến nhất là sự cố phần mềm. Những lỗi này có thể đến từ các lỗi lập trình, cập nhật không tương thích hoặc xung đột giữa các ứng dụng dẫn đến việc phần mềm không hoạt động đúng như mong đợi. Sự cố công nghệ lịch sử vừa qua cũng đến từ nguyên nhân do lỗi không tương thích giữa bản cập nhật phần mềm bảo mật Falcon Sensor và hệ thống máy tính sử dụng hệ điều hành Windows. 

Màn hình xanh chết chóc (Blue Screen Of Death – BSOD) xuất hiện tại sân bay New York vào ngày xảy ra sự cố

Hậu quả là máy tính của nhiều doanh nghiệp gặp phải màn hình xanh, hàng loạt dịch vụ hàng không, ngân hàng và bản tin đài truyền hình đều tê liệt hoạt động, gây gián đoạn suốt thời gian dài.

Sự cố phần cứng cũng là một vấn đề lớn mà nhiều người gặp phải. Các thiết bị phần cứng như máy tính, máy chủ, và ổ đĩa cứng có thể gặp trục trặc do hỏng hóc vật lý, lỗi kết nối hoặc tuổi thọ của thiết bị. Những sự cố này có thể làm ngưng trệ hoạt động và đôi khi đòi hỏi phải thay thế hoặc sửa chữa thiết bị, dẫn đến mất thời gian cho việc tốn thêm nhiều chi phí bổ sung.

Các sự cố liên quan đến an ninh mạng tương tự như ransomware, virus, và tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) cũng có thể làm hỏng hệ thống và làm lộ thông tin nhạy cảm với mức độ nghiêm trọng hơn. Các sự cố an ninh mạng không chỉ gây thiệt hại về tài chính mà hơn hết còn làm tổn hại đến uy tín và niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, sự cố liên quan đến quản lý dữ liệu cũng là một vấn đề đáng lưu ý. Sự cố này có thể bao gồm việc mất dữ liệu do lỗi sao lưu, việc dữ liệu bị truy cập trái phép, hoặc việc quản lý dữ liệu không hiệu quả. 

Ngoài ra, không thể không kể đến các lỗi do người dùng như nhập sai thông tin hoặc không tuân thủ quy trình bảo mật, tải và cài đặt phần mềm từ nguồn không uy tín,… Từ các lý do đó có thể dẫn đến các sự cố nghiêm trọng mà vô tình chúng ta không thể kiểm soát trong hệ thống CNTT. 

Đọc thêm

Bài học từ cách xử lý sự cố CNTT lớn nhất lịch sử 

Sự cố của CrowdStrike là một bài học đắt giá về tầm quan trọng của việc kiểm soát chất lượng và chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống khẩn cấp. Việc thiếu sót trong quá trình kiểm thử và thiếu một kế hoạch ứng phó sự cố chi tiết đã khiến sự cố kéo dài và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Để tránh lặp lại những sai lầm tương tự, các tổ chức cần đầu tư vào việc xây dựng một quy trình phát triển phần mềm chất lượng cao, bao gồm kiểm thử kỹ lưỡng và quản lý thay đổi chặt chẽ. Đồng thời, một kế hoạch ứng phó sự cố được chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp các tổ chức giảm thiểu thiệt hại và khôi phục hoạt động nhanh chóng. 

Chúng ta nên chuẩn bị những gì để ứng phó với sự cố CNTT?

Sự cố của CrowdStrike cũng nhắc nhở chúng ta rằng ngay cả những tổ chức công nghệ hàng đầu cũng có thể gặp phải khó khăn. Và điều quan trọng là chúng ta phải học hỏi từ những kinh nghiệm này để không ngừng cải thiện. Chúng ta không thể ngăn chặn triệt để tất cả các cuộc tấn công, nhưng chúng ta có thể giảm thiểu thiệt hại bằng cách chuẩn bị sẵn các kế hoạch ứng phó trước những tình huống tương tự xảy ra với các bước:

  1. Nhận diện sự cố như hệ thống mạng bị gián đoạn, phần mềm không hoạt động, dữ liệu bị mất,… và đánh giá mức độ nghiêm trọng của từng loại để đề ra hướng giải quyết phù hợp.
  2. Lập tức lưu trữ dữ liệu và đảm bảo hệ thống bảo mật được an toàn.
  3. Thực hiện các biện pháp khắc phục cơ bản như khởi động lại máy, kiểm tra kết nối mạng,…
  4. Tìm kiếm tài liệu hướng dẫn và liên hệ với bộ phận kỹ thuật CNTT.
  5. Ghi nhận, đánh giá và rà soát cải thiện quy trình xử lý sự cố và xem xét cải tiến hiệu quả.
  6. Thông báo và cập nhật trạng thái cho các bên liên quan nếu bị ảnh hưởng.
  7. Kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo hệ thống đang hoạt động ổn định và thực hiện kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.

Hơn hết, doanh nghiệp và tổ chức nên chủ động đầu tư vào việc xây dựng hệ thống dự phòng vững chắc cho hạ tầng bảo mật. Việc triển khai nhiều lớp bảo vệ từ nhiều nhà cung cấp khác nhau không chỉ tăng cường khả năng chống chịu trước các cuộc tấn công mà còn giảm thiểu rủi ro phụ thuộc vào một đơn vị cung cấp duy nhất. 

Skyhigh Security: Sẵn sàng đối mặt với mọi sự cố công nghệ thông tin

Khi thời đại của điện toán đám mây dần trở thành trụ cột chính trong việc lưu trữ, xử lý và chia sẻ dữ liệu. Việc lưu trữ, xử lý và chia sẻ dữ liệu trên đám mây mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng đồng thời đặt ra những thách thức về bảo mật dữ liệu. Trước khi bất kỳ sự cố công nghệ xảy ra, việc sao lưu dữ liệu thường xuyên là điều vô cùng quan trọng và cấp thiết để bảo đảm an toàn cho mọi hoạt động kinh doanh.

Với Skyhigh Security – Giải pháp bảo mật toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên đám mây, sẵn sàng cung cấp các tính năng bảo mật mạnh mẽ, bao gồm:

  • Kiểm soát truy cập: Cho phép quản trị viên xác định ai có thể truy cập vào dữ liệu nào, từ đâu và bằng thiết bị nào một cách cụ thể và chi tiết.
  • Phát hiện và ngăn chặn mối đe dọa: Sử dụng các công nghệ AI và machine learning để phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa như malware, ransomware và các cuộc tấn công viruss khác.
  • Bảo vệ dữ liệu nhạy cảm: Mã hóa dữ liệu khi đang di chuyển và khi lưu trữ, như vậy dù có gặp sự cố mạng hay phần mềm thì Skyhigh đảm bảo rằng dữ liệu của doanh nghiệp luôn được bảo vệ an toàn.
  • Giải pháp tuân thủ quy định: Giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định về bảo mật dữ liệu như GDPR, HIPAA, và PCI DSS.
  • Quản lý rủi ro: Đánh giá và quản lý rủi ro liên quan đến việc sử dụng các dịch vụ đám mây.

Kết luận

Skyhigh Security nổi bật là nhà giải pháp bảo mật toàn diện, giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu và ứng dụng trên đám mây một cách tối ưu. Vậy nên, nhờ khả năng kiểm soát truy cập chặt chẽ, phát hiện và ngăn chặn mối đe dọa chủ động. Với các tính năng bảo mật mạnh mẽ, Skyhigh Security là một lựa chọn đáng tin cậy cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm một giải pháp giúp bảo vệ dữ liệu trước các sự cố công nghệ thông tin  xảy ra bất ngờ.

Liên hệ ngay với nhà phân phối chính thức để được tư vấn và tìm hiểu chi tiết về Skyhigh Security theo thông tin:

Công ty Cổ phần Tin học Mi Mi (Mi2 JSC)

🌎 Website: www.mi2.com.vn

📩 Email: [email protected]

Văn Phòng Hà Nội

  • Tầng 7, Tòa nhà Sannam, Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: +84-24-3938 0390 |  Fax: +84-24-3775 9550

Văn phòng Hồ Chí Minh

  • Tầng 5 & 6, Tòa nhà Nam Việt, 307D Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1, Q.Tân Bình, TP.HCM.
  • Hotline: +84-28-3845 1542  |  Fax: +84-28-3844 6448