Bảo mật Cloud và những thách thức cho doanh nghiệp
Bảo mật là một trong những vấn đề mà các Chủ doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng và đầu tư nhiều hơn khi sử dụng các dịch vụ trên nền tảng Điện toán đám mây (Cloud).
Trong thời đại 4.0, chuyển đổi lên mây đang trở thành xu hướng thiết yếu. Bên cạnh những lợi ích về hiệu quả và tính kinh tế, người dùng đồng thời phải đối mặt với thách thức mang tên bảo mật Cloud.
Thực tế này, đòi hỏi các doanh nghiệp, tổ chức ứng dụng cần nâng cao trách nhiệm, chú trọng hơn vấn đề liên quan đến an toàn thông tin, dữ liệu. Tích hợp các nền tảng bảo mật được coi là giải pháp tạo “lá chắn” hàng đầu, ngăn chặn các cuộc tấn công và giảm thiểu rủi ro.
Những thách thức về bảo mật hàng đầu của môi trường Cloud
Để có thể triển khai và ứng dụng nền tảng đám mây hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải vượt qua những mối đe dọa về bảo mật trong môi trường.
Mất và rò rỉ dữ liệu trên đám mây
Người dùng phải đối mặt với nhiều thách thức bảo mật Cloud.
An toàn thông tin là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức khi chuyển sang đám mây. Bởi lẽ, dữ liệu được lưu trữ trong môi trường này vẫn có khả năng bị mất hay rò rỉ. Nguyên nhân được xác định là do tin tặc tấn công, phần mềm độc hại giả mạo, dính mã độc hay các thảm họa tự nhiên xảy ra với đơn vị cung cấp dịch vụ đám mây,…
Bất kể trường hợp nào, khi phát hiện sự cố, đặc biệt với những thông tin kinh doanh nhạy cảm, đều gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.
Lạm dụng quyền tài khoản người dùng
Mối đe dọa về bảo mật Cloud còn đến từ chính nhân viên bên trong tổ chức. Họ có thể vô tình mắc lỗi như gửi thông tin đến địa chỉ Email sai, đăng nhập các thiết bị khác để truy cập dữ liệu kinh doanh mà không có bảo mật mạng riêng của doanh nghiệp,…
Thậm chí, nhiều trường hợp nhân viên là những người tiếp tay cho tin tặc bằng những hành vi như cố tình rò rỉ thông tin, tấn công Social Engineering, tấn công Phishing,…
Thiếu giải pháp bảo mật chuyên sâu
Mặc dù các nhà cung cấp dịch vụ đã có những phương án đảm bảo an toàn cho khách hàng sử dụng công nghệ điện toán đám mây. Tuy nhiên việc áp dụng biện pháp bảo mật dữ liệu khi đưa lên môi trường này vẫn rất cần thiết.
Khi hình thức tấn công ngày càng tinh vi hơn, mức độ thiệt hại nghiệm trọng hơn, các tổ chức phải đi trước một bước. Thực hiện việc rà soát lỗ hổng thường xuyên, đánh giá và trang bị các giải pháp bảo mật.
Những “Trụ Cột” của Bảo mật Cloud
Trong quá trình thiết lập một “hàng chắn” bảo mật cho Điện toán đám mây, trách nhiệm được chia sẻ giữa Nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng.
Các nhà cung cấp đám mây như Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure (Azure) và Google Cloud Platform (GCP) cung cấp nhiều dịch vụ và tính năng bảo mật Cloud Native.
Tuy vậy, các giải pháp bổ sung của bên thứ ba vẫn cần thiết để bảo vệ Workload trên đám mây cấp doanh nghiệp khỏi vi phạm, rò rỉ dữ liệu và các cuộc tấn công có chủ đích.
Chỉ khi tích hợp Cloud Native/ bảo mật của bên thứ ba mới cho khả năng hiển thị tập trung và kiểm soát chi tiết dựa trên chính sách cần thiết để thực hiện các phương pháp tối ưu dưới đây:
IAM dựa trên chính sách, kiểm soát xác thực trên các cơ sở hạ tầng phức tạp
Làm việc với các Group và Role thay vì ở cấp IAM cá nhân giúp cập nhật các định nghĩa IAM dễ dàng hơn khi có thay đổi về yêu cầu kinh doanh. Chỉ cấp quyền truy cập tối thiểu các Assets và API cần thiết cho một Group hoặc Role để thực hiện nhiệm vụ của mình. Các quyền càng được mở rộng, mức độ xác thực càng cao.
Kiểm soát bảo mật mạng Zero-Trust qua các mạng riêng biệt và phân đoạn vi mô
Triển khai các ứng dụng và tài nguyên quan trọng của doanh nghiệp trong các phần biệt lập hợp lý trên mạng đám mây của nhà cung cấp. Chẳng hạn như đám mây riêng ảo (AWS và Google) hoặc vNET (Azure). Sử dụng Subnet để phân đoạn nhỏ Workload với các chính sách bảo mật chi tiết tại các cổng Subnet. Sử dụng các liên kết WAN chuyên dụng trong kiến trúc Hybrid và sử dụng các cấu hình định tuyến tĩnh do người dùng xác định để tùy chỉnh quyền truy cập vào các thiết bị ảo, mạng ảo và cổng vào cũng như địa chỉ IP công cộng.
Thực thi các quy trình và chính sách bảo vệ máy chủ ảo như quản lý thay đổi và cập nhật phần mềm
Các nhà cung cấp bảo mật đám mây mang đến công cụ CSPM (Cloud Security Posture Management). Áp dụng nhất quán các quy tắc tuân thủ và quản trị, Templates khi cung cấp máy chủ ảo. Kiểm tra các sai lệch về cấu hình và tự động khắc phục nếu có thể.
Bảo vệ tất cả các ứng dụng (đặc biệt là các ứng dụng được phân phối Cloud Native) bằng tường lửa ứng dụng Web thế hệ tiếp theo
Kiểm tra và kiểm soát chi tiết lưu lượng truy cập đến và đi từ các máy chủ ứng dụng Web. Tự động cập nhật các quy tắc WAF để đáp ứng những thay đổi hành vi truy cập và được triển khai gần hơn với các dịch vụ nhỏ đang chạy Workload.
Bảo vệ dữ liệu nâng cao
Bảo vệ dữ liệu nâng cao thực hiện mã hóa ở tất cả các lớp truyền tải, chia sẻ tệp và giao tiếp an toàn. Quản lý rủi ro tuân thủ liên tục và duy trì tài nguyên lưu trữ dữ liệu tốt. Chẳng hạn như phát hiện các nhóm được định cấu hình sai và chấm dứt tài nguyên không xác định.
Phát hiện và khắc phục các mối đe dọa đã biết và chưa biết trong thời gian thực
Các bên thứ ba cung cấp dịch vụ bảo mật Cloud hỗ trợ các công cụ. Giúp hình dung và truy vấn bối cảnh mối đe dọa. Thúc đẩy thời gian phản ứng sự cố nhanh hơn.
Thuật toán phát hiện bất thường dựa trên AI được áp dụng để theo kịp các mối đe dọa không xác định. Sau đó tiến hành phân tích, xác định rủi ro. Cảnh báo theo thời gian thực về các hành vi xâm nhập và vi phạm chính sách. Giúp rút ngắn thời gian khắc phục. Thậm chí đôi khi còn kích hoạt quy trình khắc phục tự động.
Hiện tại Mi2.com.vn đang cung cấp giải pháp bảo mật Cloud cho doanh nghiệp, đảm bảo phát hiện và khắc phục các mối đe dọa theo thời gian thực. Tham khảo thêm về giải pháp: