Theo Forrester định nghĩa: Bảo mật email là những công nghệ bảo vệ việc trao đổi email của tổ chức nhằm hạn chế tác động của các cuộc tấn công qua email. Các giải pháp này bao gồm các cổng bảo mật email an toàn dựa trên nền tảng on-premises hoặc đám mây (secure email gateways – SEGs) và các giải pháp bảo mật email dựa trên nền tảng đám mây với khả năng sử dụng API (cloud-native API-enabled email security – CAPES).
Công việc bao gồm: bảo vệ email khỏi các cuộc tấn công phishing, các cuộc tấn công giả mạo (Business Email Compromise – BEC) và giả danh tính, phát hiện và khắc phục mã độc và đường dẫn độc hại, xác thực email, chống thư rác (antispam), chống mã độc (antimalware), phòng chống thất thoát dữ liệu (DLP), mã hóa và kiểm tra cũng như đào tạo về tấn công lừa đảo qua email.
Tại sao doanh nghiệp cần bảo mật email?
Các tổ chức/doanh nghiệp cần bảo mật email để bảo vệ những thông tin nhạy cảm của tổ chức, đồng thời giữ cho hoạt động kinh doanh duy trì liên tục và tránh nhiều mối đe dọa an ninh mạng. Email là một trong những kênh giao tiếp phổ biến giữa các doanh nghiệp, nhưng cũng là mục tiêu chính cho các kẻ tấn công.
Một số lý do các tổ chức cần bảo mật email:
- Bảo vệ khỏi Phishing: Email thường là mục tiêu phổ biến cho các cuộc tấn công Phishing. Kẻ tấn công sử dụng email giả mạo để lừa người dùng tiết lộ thông tin nhạy cảm, ví dụ thông tin đăng nhập hoặc thông tin liên quan đến tài chính. Các giải pháp bảo mật email có thể phát hiện và chặn các email lừa đảo, giảm nguy cơ xảy ra việc rò rỉ dữ liệu và thất thoát tài chính.
- Phòng vệ khỏi Malware và Ransomware: Các tệp đính kèm hoặc liên kết độc hại trong email có thể gây nhiễm Malware và Ransomware vào hệ thống mạng của tổ chức. Các công cụ bảo mật email có thể quét các tệp đính kèm và liên kết để phát hiện các mối đe dọa tiềm ẩn, ngăn ngừa nhiễm mã độc và cuộc tấn công Ransomware.
- Ngăn chặn cuộc tấn công giả mạo qua email trong kinh doanh – BEC: Kẻ tấn công giả mạo thành các cá nhân đáng tin cậy trong tổ chức, sau đó lừa nhân viên thực hiện việc chuyển tiền hoặc tiết lộ dữ liệu nhạy cảm. Bảo mật email có thể giúp phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công BEC.
- Bảo vệ thương hiệu: Bảo mật email giúp bảo vệ danh tiếng thương hiệu của doanh nghiệp bằng cách ngăn chặn các cuộc tấn công phishing có thể giả mạo và làm tổn hại đến hình ảnh của tổ chức.
- Đảm bảo sự liên tục trong kinh doanh: Bảo mật email giúp đảm bảo sự liên tục và không gián đoạn của luồng giao tiếp qua email bằng cách: Lọc bỏ thư rác và email độc hại. Từ đó giảm nguy cơ quá tải máy chủ email và thời gian ngưng hoạt động.
- Tăng năng suất làm việc của nhân viên: Bảo mật email hiệu quả giúp giảm số lượng thư rác và email lừa đảo đến hộp thư đến của nhân viên, tránh mất nhiều thời gian xử lý các tin nhắn không mong muốn hoặc tin nhắn nguy hiểm, giúp cải thiện năng suất làm việc.
Một số hình thức tấn công qua Email phổ biến
Kẻ tấn công mạng có nhiều chiến thuật khác nhau để xâm nhập vào email, một số hình thức có thể gây thiệt hại đáng kể đối với dữ liệu hoặc danh tiếng của tổ chức. Trong đó phải kể đến Malware – phần mềm độc hại được sử dụng để gây hại, thao túng thiết bị hoặc dữ liệu, có thể được cài trên máy tính thông qua một trong số những hình thức sau:
Phishing
Phishing là hình thức mà kẻ tấn công sử dụng các email giả mạo, tin nhắn hoặc trang web để đánh lừa cá nhân vào cung cấp thông tin nhạy cảm, chẳng hạn như thông tin đăng nhập, số thẻ tín dụng hoặc thông tin cá nhân. Chúng còn giả mạo thành cá nhân hoặc tổ chức đáng tin cậy, sau đó sử dụng mối quan hệ với người dùng mục tiêu để đánh cắp dữ liệu nhạy cảm.
Đọc thêm: Phishing là gì?
Lừa đảo qua email có nhiều hình thức, chẳng hạn như:
- Spear phishing: thường tập trung vào một cá nhân hoặc một nhóm nhỏ. Mục tiêu là lừa họ mở tệp đính kèm độc hại hoặc cung cấp thông tin nhạy cảm.
- Regular phishing: gửi hàng loạt email giả mạo đến nhiều địa chỉ email ngẫu nhiên, thường liên quan đến việc cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài khoản ngân hàng.
- Whaling: nhắm vào các cá nhân đứng ở vị trí cao trong tổ chức như giám đốc hoặc quản lý có quyền ra quyết định quan trọng. Kẻ tấn công giả vờ là một người mà những người này tin tưởng hoặc thường liên lạc, sau đó lừa họ thực hiện các giao dịch tài chính quan trọng.
Ransomware
Trong cuộc tấn công Ransomware, kẻ tấn công giả vờ là một cá nhân/tổ chức hoặc người có thẩm quyền đáng tin cậy để thu hút sự tin tưởng của người nhận, sau đó đánh lừa và thao túng hành động của họ.
Mạo danh bao gồm các kỹ thuật xâm nhập xã hội để làm giả thông tin người gửi, khiến nạn nhân tin rằng người gửi là người có thẩm quyền đáng tin cậy, đánh lừa nạn nhân tiết lộ thông tin nhạy cảm, hoặc hướng dẫn nạn nhân thực hiện các hành động cụ thể, ví dụ như các giao dịch tài chính.
Giả mạo qua email cũng có thể liên quan đến việc mạo danh một thương hiệu hoặc tổ chức nổi tiếng để khai thác sự tin tưởng với tổ chức/cá nhân đó. Ví dụ, kẻ tấn công có thể giả vờ là nhà cung cấp ứng dụng phổ biến yêu cầu nạn nhân cập nhật phiên bản mới nhất để tránh mất quyền truy cập, sau đó mời họ nhấp vào các liên kết độc hại hoặc tải xuống mã độc.
Spam
Hình thức spam phổ biến nhất là thư rác qua email, trong đó cá nhân/tổ chức gửi số lượng lớn email đến các địa chỉ email ngẫu nhiên hoặc các địa chỉ email mục tiêu.
Việc phát hiện thư rác qua email rất quan trọng vì những tin nhắn này có thể chứa mã độc, kế hoạch lừa đảo hoặc liên kết đến các trang web độc hại để lừa người nhận cung cấp thông tin nhạy cảm hoặc tải xuống các tệp đính kèm độc hại.
Email spoofing
Đây là một kỹ thuật hiệu quả trong cuộc tấn công lừa đảo qua email kinh doanh (BEC) được kẻ tấn công sử dụng để làm giả địa chỉ email của người gửi. Khi kẻ tấn công gửi email, thông tin bị biến đổi để làm cho nó trông như một email bình thường đi từ một nguồn đáng tin cậy hoặc hợp pháp, trong khi thực tế nó xuất phát từ một nguồn khác, thường là một nguồn độc hại.
Thông qua Email spoofing, kẻ tấn công có thể tạo ra sự nhầm lẫn cho người nhận rằng email đến từ một nguồn đáng tin cậy. Dẫn đến khả năng tăng cơ hội để thực hiện các cuộc tấn công phishing hoặc các hoạt động độc hại khác.
Đọc thêm: 3 bước phân tích để xác định 1 email lừa đảo
Phishing được sử dụng cho các cuộc tấn công ransomware như thế nào?
Phishing thường được sử dụng như một phương cách để truyền tải các cuộc tấn công ransomware. Những cuộc tấn công này có tỷ lệ thành công cao vì chúng lợi dụng các lỗ hổng hiện có của hệ thống mạng và tính tò mò của con người. Người dùng không có sự phòng bị nào khi tương tác với những nội dung lừa đảo sẽ tải xuống và thực thi ransomware một cách vô tình, dẫn đến việc mất dữ liệu và nguy cơ thất thoát tài chính cho cá nhân và tổ chức.
Các cuộc tấn công lừa đảo bầu cử năm 2022, nhắm mục tiêu vào nhân viên bầu cử
- Phishing Email: Kẻ tấn công gửi một email lừa đảo có vẻ như đến từ nguồn đáng tin cậy, chẳng hạn như một công ty nổi tiếng, một đồng nghiệp đáng tin cậy hoặc một tổ chức uy tín. Email có thể bao gồm những nội dung gấp rút hoặc thuyết phục để kích thích người nhận thực hiện hành động ngay lập tức.
- Tệp đính kèm độc hại: Thường thì email lừa đảo chứa một tệp đính kèm, chẳng hạn như một tài liệu hoặc tệp ZIP, dường như vô hại nhưng chứa phần ransomware.
- Liên kết độc hại: Email lừa đảo có thể bao gồm một liên kết dẫn người nhận đến một trang web chứa ransomware. Khi người nhận nhấp vào liên kết, ransomware sẽ được tải xuống và thực thi trên hệ thống của họ.
- Kỹ thuật xã hội: Email lừa đảo có thể sử dụng kỹ thuật xâm nhập xã hội để thao túng cảm xúc của người nhận hoặc tạo ra một cảm giác khẩn cấp, tăng khả năng họ sẽ tương tác với nội dung độc hại.
- Thực thi Ransomware: Khi người nhận mở tệp đính kèm độc hại hoặc nhấp vào liên kết độc hại, ransomware sẽ được thực thi trên hệ thống của họ, mã hóa các tệp trên máy tính của họ và các ổ đĩa mạng kết nối, khiến cho người dùng không thể truy cập.
- Yêu cầu chuộc: Sau khi ransomware đã mã hóa các tệp của nạn nhân, một thông báo yêu cầu chuộc được hiển thị trên màn hình của họ, thông báo rằng các tệp của họ đã bị khóa và yêu cầu thanh toán một khoản tiền chuộc để đổi lấy khóa giải mã. Thông thường, kẻ tấn công yêu cầu nạn nhân thanh toán bằng tiền điện tử, chẳng hạn như Bitcoin, khiến cho giao dịch khó tra soát hơn.
Để bảo vệ khỏi các cuộc tấn công ransomware qua lừa đảo qua email, cá nhân và tổ chức nên thận trọng khi gặp phải các email không được yêu cầu, đặc biệt là những email có tệp đính kèm hoặc liên kết. Họ nên tránh nhấp vào các liên kết hoặc tải xuống các tệp đính kèm từ các nguồn không rõ hoặc đáng ngờ.
Triển khai giải pháp Email Security vượt trội từ Trellix
Triển khai các biện pháp bảo mật email mạnh, đào tạo người dùng về các mối đe dọa lừa đảo qua email và duy trì các phòng thủ an ninh mạng cập nhật là điều cần thiết để giảm thiểu nguy cơ của các cuộc tấn công ransomware.
Trên hành trình không ngừng đổi mới của môi trường kỹ thuật số, bảo mật email đã nắm vững vai trò quan trọng để bảo vệ thông tin quý báu của tổ chức và cá nhân. Từ việc ngăn chặn các cuộc tấn công lừa đảo đa dạng đến việc bảo vệ dữ liệu khỏi sự xâm nhập, bảo mật email định hình tương lai an toàn cho giao tiếp trực tuyến.
Nhờ vào những giải pháp tiên tiến như Secure Email Gateways (SEGs) và Cloud-Native API-Enabled Email Security (CAPES), mọi khía cạnh của email được bảo vệ một cách tối ưu. Phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công phishing, malware, và các hình thức tấn công khác là nhiệm vụ quan trọng mà bảo mật email đảm nhận. Đồng thời, việc đào tạo và nâng cao nhận thức về lừa đảo qua email giúp cung cấp một lớp phòng vệ bổ sung mạnh mẽ.
Điểm lại một số ưu điểm khi triển khai bảo mật email:
- Phát hiện, phòng ngừa các cuộc tấn công: Bảo mật email hiệu quả trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công lừa đảo qua email, bao gồm phishing, email giả mạo, malware và ransomware.
- Bảo vệ thông tin nhạy cảm: Bảo mật email đảm bảo an toàn cho thông tin quan trọng và ngăn chặn việc rò rỉ dữ liệu quý báu ra khỏi tầm tay của kẻ không đáng tin.
- Kiểm soát quyền truy cập: Email security mang đến khả năng kiểm soát quyền truy cập thông tin, tạo ra môi trường an toàn cho việc chia sẻ dữ liệu và thông tin trong tổ chức.
Mặc dù vẫn tồn tại những thách thức và điểm yếu, nhưng bảo mật email đóng góp không nhỏ vào việc duy trì an toàn thông tin và bảo vệ khỏi các mối đe dọa ngày càng phức tạp từ môi trường kỹ thuật số.
SE Labs trao giải thưởng Trellix Email Security loại AAA và xếp hạng tổng độ chính xác 100%
Đọc thêm: Trellix Email Security xếp hạng #1 trong Bài kiểm tra bảo mật email mới nhất của SE Labs (**)
“Cuộc thử nghiệm bảo mật email của SE Labs (**) bao gồm một quy trình kiểm tra nghiêm ngặt, sử dụng phương pháp thử nghiệm khắt khe để đánh giá các nhà cung cấp so với các chiến dịch hiện đang hoạt động. Để đạt được tỷ lệ 100% không phải là một thành tựu dễ dàng. Đây là một minh chứng cho sự cống hiến của đội ngũ Trellix và hiệu quả của sản phẩm trong việc chống lại các mối đe dọa bảo mật email hoạt động ngày nay” Theo Simon Edwards – CEO SE Labs chia sẻ.
Tự tin bước vào tương lai số hóa an toàn hơn với bảo mật email – một phần không thể thiếu trong việc bảo vệ thông tin và thúc đẩy sự tin cậy trong môi trường trực tuyến ngày càng phức tạp.
(**): SE Labs Ltd là một tổ chức thử nghiệm tư nhân, được sở hữu và điều hành độc lập nhằm đánh giá các sản phẩm và dịch vụ bảo mật.
Để được tư vấn thêm thông tin về các sản phẩm, hãy liên hệ ngay với nhà phân phối Mi2 theo thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần Tin học Mi Mi (Mi2 JSC)
🌎 Website: mi2.com.vn
📩 Email: [email protected]
Văn Phòng Hà Nội
Add: 7th Floor, Sannam Building, 78 Duy Tan Str., Dich Vong Hau Ward, Cau Giay Dist., Hanoi, Vietnam.
Tel: +84-24-3938 0390 | Fax: +84-24-3775 9550
Văn phòng Hồ Chí Minh
Add: 5th &6th Floor, Nam Viet Building, 307D Nguyen Van Troi Str., Ward 1, Tan Binh Dist., Ho Chi Minh City, Vietnam.
Tel: +84-28-3845 1542 | Fax: +84-28-3844 6448