Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) đã mang lại những bước tiến vượt bậc cho các doanh nghiệp, từ cải thiện năng suất lao động đến tạo ra những cơ hội kinh doanh mới. Theo Crunchbase – một nền tảng tìm kiếm thông tin kinh doanh về các công ty tư nhân và đại chúng, từ tháng 4 đến tháng 6/2024, các khoản đầu tư vào các startup AI đã tăng lên tới 24 tỷ USD, gấp đôi so với quý trước. Tuy nhiên, đi cùng với sự đổi mới này là những nguy cơ bảo mật phức tạp, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có các giải pháp bảo mật AI toàn diện để bảo vệ hệ thống của mình.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những thách thức bảo mật AI trong ba tầng chính của hệ thống AI, từ các mô hình nền tảng (Foundational AI) đến các hệ thống tự động hóa (Auto-pilot AI), và gợi ý giải pháp bảo mật phù hợp.
Tổng quan về tầng công nghệ ai và nhu cầu bảo mật
Trí tuệ nhân tạo phát triển dựa trên ba tầng công nghệ chính:
Tầng 1: Foundational AI – nền tảng của AI
Tầng này tập trung vào các mô hình nền tảng (foundation models) như OpenAI GPT-4, Google Gemini hay Llama, được huấn luyện trên khối lượng dữ liệu khổng lồ. Các mô hình này đóng vai trò cốt lõi, cung cấp khả năng phân tích và xử lý dữ liệu tiên tiến, được ứng dụng rộng rãi trong SaaS (như ChatGPT) hay PaaS (như AWS Bedrock).
Thách thức bảo mật chính:
- Dữ liệu huấn luyện và sử dụng mô hình: Các mô hình nền tảng thường dựa trên dữ liệu công khai hoặc riêng tư, dẫn đến nguy cơ rò rỉ thông tin nhạy cảm.
- Công cụ jailbreak và prompt engineering: Kẻ tấn công có thể lợi dụng để đánh lừa hệ thống AI thực hiện những hành vi không mong muốn.
- Thiếu khả năng kiểm soát: Một số mô hình mã nguồn đóng (close-source) không cho phép doanh nghiệp kiểm tra chi tiết các các kỹ thuật bảo mật.
Tầng 2: AI Co-pilots – người đồng hành số
AI Co-pilots đang trở thành ứng dụng phổ biến trong doanh nghiệp. Các công cụ như Microsoft 365 Copilot hay Salesforce Agentforce hỗ trợ tự động hóa các tác vụ, từ xử lý dữ liệu đến quản lý công việc, giúp tăng năng suất lao động lên đến 30%-50%.
Thách thức bảo mật chính:
- Rò rỉ dữ liệu nội bộ: Các AI Co-pilots yêu cầu truy cập vào dữ liệu doanh nghiệp, dẫn đến nguy cơ dữ liệu bị lạm dụng hoặc rò rỉ ra bên ngoài.
- Mối đe dọa từ bên thứ ba: Một số doanh nghiệp sử dụng dịch vụ AI Co-pilot của nhà cung cấp bên ngoài, làm tăng nguy cơ bị tấn công mạng.
- Khả năng kiểm soát quyền hạn: Xác định và giới hạn những quyền truy cập phù hợp cho AI Co-pilots là một thách thức quan trọng.
Tầng 3: AI Auto-pilots – tự động hóa hoàn toàn
AI Auto-pilots là hệ thống tự động hóa có khả năng thực hiện các tác vụ phức tạp mà không cần sự can thiệp của con người. Đây là xu hướng được các công ty công nghệ lớn như Salesforce và Microsoft đầu tư mạnh mẽ, nhằm cải thiện hiệu quả vận hành và tối ưu hóa quy trình làm việc.
Thách thức bảo mật chính:
- Nguy cơ tự vận hành sai: Hệ thống tự động hóa có thể bị tấn công hoặc lập trình sai, dẫn đến những quyết định sai lầm nghiêm trọng.
- Tấn công từ chuỗi cung ứng: Việc tích hợp các hệ thống bên ngoài vào AI Auto-pilots có thể tạo ra các điểm yếu bảo mật.
- Quản lý quyền tự động: Khả năng thực hiện các tác vụ phức tạp của AI Auto-pilots khiến việc kiểm soát và giám sát hoạt động trở nên khó khăn.
Những nguy cơ bảo mật AI đặc thù
Trong thời gian gần đây, các thuật ngữ bảo mật mới liên quan đến AI như prompt engineering, jailbreaking, hallucinations, hay data poisoning đã trở thành vấn đề được quan tâm đặc biệt. Các mối nguy này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời.
Theo OWASP, top 10 rủi ro bảo mật phổ biến của mô hình AI bao gồm: Rủi ro từ dữ liệu độc hại (Data Poisoning), rò rỉ thông tin nhạy cảm qua hệ thống AI, hiện tượng “ảo giác” của AI (AI Hallucinations), khi AI cung cấp thông tin sai lệch. Để đảm bảo hệ thống AI hoạt động an toàn, các tổ chức cần áp dụng những giải pháp bảo mật tiên tiến để giảm thiểu rủi ro từ từng tầng công nghệ AI.
Giải pháp bảo mật ai toàn diện dành cho doanh nghiệp
Trí tuệ nhân tạo đang định hình lại cách các doanh nghiệp vận hành, mang lại nhiều cơ hội và thách thức lớn. Để khai thác tối đa tiềm năng của AI mà vẫn đảm bảo an toàn cho hệ thống, việc áp dụng các giải pháp bảo mật AI toàn diện là điều bắt buộc.
Để giúp doanh nghiệp đối mặt với những rủi ro này, Skyhigh, do Mi2 phân phối chính thức tại Việt Nam, cung cấp giải pháp bảo mật toàn diện cho AI. Skyhigh hỗ trợ phát hiện và giám sát tự động các mối đe dọa, ngăn chặn rò rỉ dữ liệu và bảo vệ thông tin nhạy cảm trong suốt quá trình vận hành AI. Với khả năng cảnh báo thông minh và ưu tiên xử lý các nguy cơ lớn nhất, Skyhigh giúp hệ thống của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và an toàn hơn trong kỷ nguyên AI.
Mi2, đối tác chiến lược của Skyhigh, mang đến các giải pháp bảo mật tiên tiến giúp doanh nghiệp đối mặt với thách thức bảo mật AI, từ việc phát hiện đến ứng phó với mối đe dọa.
Liên hệ với Mi2 ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết về giải pháp bảo mật AI của Skyhigh!