DevSecOps là xu hướng tiên tiến trong lĩnh vực Bảo mật Ứng dụng (AppSec), tập trung vào việc tích hợp an ninh từ đầu vào quy trình phát triển phần mềm. Đây là sự kết hợp mở rộng giữa các nhóm phát triển, vận hành và bảo mật, nhằm đảm bảo rằng các biện pháp bảo mật được tích hợp một cách liền mạch vào quy trình phân phối phần mềm.
Mỗi phòng ban liên quan trong quy trình phát triển phần mềm đều đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường an ninh trong quy trình tích hợp và phân phối liên tục (CI/CD) của DevOps.
DevOps và DevSecOps có điểm gì khác nhau?
Trong quá trình phát triển phần mềm, việc áp dụng mô hình vòng đời phát triển sản phẩm (Software Development Life Cycle – SDLC) linh hoạt là cách hiệu quả để tăng tốc độ cung cấp các phiên bản phần mềm, bao gồm cả các bản cập nhật và sửa lỗi. DevOps và DevSecOps được áp dụng trong mô hình này với mục đích khác nhau.
Điểm nổi bật của DevSecOps là việc tích hợp bảo mật vào mọi giai đoạn của SDLC, từ quá trình phát triển cho đến vận hành. Trong DevSecOps, việc đảm bảo tính an toàn là trách nhiệm chung của tất cả các bên liên quan trong chuỗi giá trị DevOps. Điều này đòi hỏi sự hợp tác linh hoạt và liên tục giữa các nhóm phát triển, quản lý phát hành (hoặc vận hành) và bảo mật.
DevOps | DevSecOps | |
Định nghĩa | Tối ưu hóa quá trình phát triển và triển khai phần mềm bằng cách tích hợp các hoạt động của các nhóm khác nhau, bao gồm lập trình viên, nhà quản lý sản phẩm và nhà quản lý hạ tầng | Là phương pháp mở rộng của DevOps, tập trung vào việc tích hợp bảo mật vào quy trình phát triển và triển khai phần mềm |
Mục đích | Cung cấp ứng dụng nhanh chóng | Cung cấp các ứng dụng an toàn nhất trong thời gian nhanh nhất có thể, thúc đẩy phát triển nhanh chóng một cơ sở mã an toàn |
Sự khác nhau giữa DevOps và DevSecOps
Tại sao DevSecOps là yếu tố quan trọng?
Bằng cách tích hợp bảo mật từ giai đoạn đầu của quá trình phát triển ứng dụng, các tổ chức có thể dễ dàng phát hiện và khắc phục các lỗ hổng trước khi chúng gây ra hậu quả nghiêm trọng trong quá trình triển khai hoặc sau khi phát hành.
Nhiều ngành công nghiệp đã áp dụng DevSecOps để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc tích hợp giữa phát triển, bảo mật và vận hành, nhằm đảm bảo rằng phần mềm được phát hành an toàn và nhanh chóng hơn như:
- Ngành sản xuất ô tô: giảm thiểu thời gian sản xuất mà vẫn đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn như MISRA và AUTOSAR.
- Chăm sóc sức khỏe: cho phép các tổ chức chuyển đổi sang công nghệ số một cách an toàn, đồng thời bảo vệ tính riêng tư và bảo mật dữ liệu nhạy cảm của bệnh nhân theo quy định của HIPAA (Health Insurance Portability and Accountability Act).
- Tài chính, bán lẻ và thương mại điện tử: đảm bảo rằng các rủi ro bảo mật liên quan đến ứng dụng web, như đề cập trong OWASP Top 10, được giải quyết và tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật và riêng tư dữ liệu như PCI DSS trong các giao dịch giữa người tiêu dùng, nhà bán lẻ, dịch vụ tài chính và các đối tác khác.
- Các thiết bị nhúng, mạng, chuyên dụng, tiêu dùng và IoT: cho phép các nhà phát triển viết mã an toàn để giảm thiểu sự xuất hiện của 25 lỗi phần mềm nguy hiểm nhất theo CWE (Common Weakness Enumeration).
Cách tích hợp công cụ AST trong DevSecOps
Mặc dù các công cụ Application Security Testing (AST) rất hữu ích để phát hiện các lỗ hổng, tuy nhiên chúng cũng có thể làm gia tăng độ phức tạp và làm chậm quá trình phát triển phần mềm. Việc xử lý một lượng lớn kết quả từ các công cụ không liên kết mà không có hướng dẫn cụ thể về cách ưu tiên hoặc thời điểm kiểm tra có thể gây ra nhiều thách thức cho các nhóm an ninh và phát triển.
Để giải quyết vấn đề này, giải pháp đưa ra là sử dụng công cụ ASOC (Application Security Orchestration and Correlation). Các công cụ ASOC kết hợp khả năng của việc tổ chức kiểm thử bảo mật ứng dụng (Application Security Testing Orchestration – ASTO) và công cụ xác định chính xác lỗ hổng ứng dụng (Application Vulnerability Correlation – AVC) để cung cấp một khung quản lý cho các công cụ An ninh ứng dụng, quy trình làm việc và ưu tiên các hoạt động bảo mật.
Có một công cụ ASOC hiệu quả là yếu tố quan trọng trong DevSecOps vì nó cho phép các nhóm an ninh và phát triển tổ chức kiểm thử một cách thông minh, tổng hợp dữ liệu từ tất cả các công cụ AST, loại bỏ các kết quả trùng lặp và liên kết dữ liệu này dựa trên thông tin về mối đe dọa, từ đó xác định ưu tiên các vấn đề quan trọng về an ninh phần mềm
Đọc thêm: Những khó khăn khi tích hợp AppSec cho DevOps │ Đâu là giải pháp?
Một vòng đời phát triển phần mềm (SDLC) cần trải qua bốn giai đoạn chính: Code, Build, Test và Operate. Mỗi giai đoạn sẽ có một chức năng riêng. Cùng Mi2 tìm hiểu chi tiết với thông tin như sau:
Lập trình (Code) | Xây dựng (Build) | Kiểm thử (Test) | Vận hành (Operate) |
Thiết kế hệ thống trong một môi trường phát triển tích hợp (IDE), sau đó là viết mã và kiểm tra lại mã để tìm lỗi. | Sử dụng các yêu cầu đã được ghi chép trong giai đoạn lập kế hoạch để tạo ra phần mềm. | Phần mềm được đánh giá bởi nhóm kiểm thử để xác định xem nó có đáp ứng các yêu cầu cần thiết hay không. | Phần mềm được triển khai và theo dõi trong môi trường sản xuất. |
4 giai đoạn chính của vòng đời phát triển sản phẩm
Xây dựng DevSecOps một cách thông minh với Synopsys
Tích hợp bảo mật một cách thông minh vào DevOps với Synopsys
Đơn giản hóa và mở rộng quá trình kiểm tra bảo mật ứng dụng cho DevOps bằng cách tự động hóa việc quét mã mọi lúc, mọi nơi
Nền tảng tích hợp Polaris Software Integrity Platform® là một giải pháp đám mây được tối ưu hóa để đáp ứng nhu cầu của DevSecOps trong việc kiểm tra bảo mật ứng dụng. Dễ dàng tiếp nhận các nhà phát triển và bắt đầu quét mã chỉ với vài phút, đồng thời cho phép đội ngũ an ninh của tổ chức theo dõi và quản lý các hoạt động kiểm thử an ninh ứng dụng và rủi ro trên hàng ngàn ứng dụng.
Kiểm tra chức năng và bảo mật của ứng dụng cùng một lúc
Tối ưu hóa việc kiểm tra bảo mật trong quá trình tự động hóa DevOps thông qua việc sử dụng công cụ IAST (Interactive Application Security Testing) có thể biến các bài kiểm thử chức năng thành kiểm thử bảo mật bằng cách theo dõi các tương tác của ứng dụng web nền tảng trong quá trình chạy.
Tính năng xác nhận tự động của Seeker® giúp tổ chức xác định các rủi ro thực sự diễn ra trong quá trình triển khai. Với khả năng trả kết quả chỉ trong vài giây và tỷ lệ sai gần như bằng không, Seeker giúp tiết kiệm thời gian và tránh việc phải thực hiện các quét bảo mật thủ công, tránh làm chậm quá trình sản xuất và gây áp lực cho nhà phát triển.
Hỗ trợ nhà phát triển viết mã an toàn và hiệu quả
Code Sight™ cung cấp tính năng kiểm thử nhanh chóng dựa trên Môi trường phát triển tích hợp (Integrated Development Environment – IDE), các nhà phát triển có thể viết mã an toàn hơn và sửa các thành phần dễ bị tấn công trước khi đưa phần mềm vào quy trình sản xuất.
Hơn thế nữa, nhà phát triển có thể phát hiện nhanh chóng và chính xác các lỗi bảo mật và được hướng dẫn cách khắc phục chi tiết, mà không cần rời khỏi môi trường lập trình. Điều này giúp giảm thiểu thời gian khắc phục và nâng cao tiêu chuẩn bảo mật của nhà phát triển mà không làm gián đoạn quy trình làm việc.
Đào tạo an ninh dành cho Lập trình viên
Để khuyến khích việc phát triển an toàn trong đào tạo bảo mật cho các nhà phát triển, Synopsys cung cấp các hình thức học tập linh hoạt được cung cấp bởi Secure Code Warrior. Điều này giúp thiết lập một chiến lược khép kín để ngăn ngừa các vấn đề bảo mật trên máy tính cá nhân của nhà phát triển và nhanh chóng khắc phục các vấn đề được phát hiện trong quá trình kiểm thử bảo mật.
Các hình thức học tập ngắn gọn, có tính năng tương tác và cho phép nhà phát triển nhanh chóng học, kiểm tra và áp dụng kiến thức của mình trong bối cảnh công việc đang làm.
Tích hợp và tự động hóa việc kiểm thử bảo mật cho DevSecOps
Việc này giúp tăng tốc quá trình phát hiện rủi ro và thiết lập các cổng an ninh. Giải pháp kiểm thử bảo mật ứng dụng của Synopsys được tích hợp trong toàn bộ chu trình phát triển và quy trình CI/CD để đảm bảo việc phát hiện rủi ro kịp thời và khắc phục nhanh chóng. Synopsys cũng tự động hóa việc kiểm tra liên tục cho các lỗ hổng đã biết, điểm yếu trong mã nguồn và các rủi ro trong chuỗi cung ứng phần mềm.
Đồng thời, Synopsys sử dụng các plugin và tiện ích có sẵn cho các công cụ DevOps phổ biến như GitHub, GitLab, Azure DevOps,… với sự hỗ trợ tích hợp liên tục (Continuous Integration – CI) toàn diện thông qua một giao diện dòng lệnh (Command-Line Interface – CLI) mạnh mẽ.
DevSecOps không chỉ đơn thuần là về các công cụ
Các phần mềm an toàn ngày càng được đánh giá cao với tốc độ phát triển nhanh chóng, phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu thay đổi nhanh chóng của doanh nghiệp, việc tích hợp bảo mật vào quy trình phát triển (DevOps) là cần thiết. Các giải pháp của Synopsys cho DevSecOps giúp đảm bảo tính bảo mật trong quá trình phát triển mà không làm giảm tốc độ của dự án.
Đối với nhà phát triển: TĂNG NĂNG SUẤT
Các nhà phát triển phần mềm thường phải đối mặt với việc vừa phải viết mã phải an toàn nhưng vẫn phải đảm bảo tốc độ, Việc vá lỗi sau khi viết mã có thể tốn thời gian và chi phí dẫn đến các dự án có thể bị chậm tiến độ do phải xử lý các lỗ hổng bảo mật.
DevSecOp cung cấp cho nhà phát triển các công cụ hỗ trợ ngay trong môi trường làm việc quen thuộc của họ (IDE – Integrated Development Environment – Môi trường phát triển tích hợp) và các công cụ khác (ví dụ: Jira) hỗ trợ công việc họ nhanh chóng, tăng hiệu quả và an toàn hơn
Đối với nhóm DevSecOps: DUY TRÌ TỐC ĐỘ
Tìm kiếm và khắc phục các vấn đề liên quan đến bảo mật ứng dụng và báo cáo rủi ro trong mọi giai đoạn của quá trình phát triển phần mềm (SDLC) và CI. Thiết lập các cơ chế kiểm soát an ninh để hỗ trợ xác định mức độ chấp nhận được của rủi ro, giảm thiểu sự phát sinh của vấn đề sau này và chi phí cần thiết để sửa chữa mà vẫn đẩm bảo duy trì tốc độ.
Đối với doanh nghiệp: TĂNG CƯỜNG LINH HOẠT
Tối ưu hóa bảo mật ứng dụng bằng cách chuyển đổi từ một nơi tiêu tốn chi phí cho doanh nghiệp mà không mang lại lợi nhuận trực tiếp, sang một yếu tố thúc đẩy động lực kinh doanh. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng một nền tảng kiểm tra bảo mật linh hoạt và dịch vụ. Qua đó, tổ chức có thể tiết kiệm thời gian để tận dụng giá trị từ đầu cho việc đầu tư vào an ninh ứng dụng và giảm tổng chi phí sở hữu bằng cách loại bỏ các chi phí ban đầu và gánh nặng bảo trì cơ sở hạ tầng.
Đọc thêm: Giải quyết các thách thức DevSecOps đa nền tảng với Synopsys
DevSecOps không chỉ đơn thuần là về các công cụ được sử dụng, mà còn liên quan đến nhân sự, quy trình và kế hoạch. Dù tổ chức bạn đang ở giai đoạn nào trong hành trình của mình với DevSecOps, Synopsys có thể giúp bạn và tổ chức tìm ra con đường riêng để thành công với chương trình này.