Tìm Hiểu Sự Khác Nhau Giữa Tường Lửa Phần Cứng Và Tường Lửa Phần Mềm
Cùng Mi2 tìm hiểu tường lửa phần cứng, tường lửa phần mềm là gì? Sự khác nhau giữa hai loại tường lửa này cũng như ưu, nhược điểm của chúng!
Tường lửa là thiết bị bảo mật mạng thực hiện nhiệm vụ giám sát và lọc lưu lượng mạng ra vào dựa trên chính sách bảo mật đã được thiết lập từ trước. Về cơ bản, tường lửa là rào chắn nằm giữa mạng nội bộ và Internet công cộng, được ví như tuyến phòng thủ đầu tiên của mạng. Một tường lửa hiệu quả có thể xác định và ngăn chặn rất nhiều mối đe dọa xâm nhập vào mạng nội bộ. Tuy vậy để việc triển khai thực sự hiệu quả, tổ chức, doanh nghiệp phải chọn tường lửa phù hợp. Trong đó, tường lửa phần cứng và tường lửa phần mềm đang được quan tâm. Trong bài viết này, Mi2 sẽ cùng bạn tìm hiểu những thông tin xoay quanh hai loại hình này!
Tường lửa phần cứng
Tìm hiểu ngay tường lửa phần cứng là gì cũng như ưu, nhược điểm của loại tường lửa này trong nội dung dưới đây.
Tường lửa phần cứng là gì?
Tường lửa phần cứng là thiết bị vật lý được triển khai để thực thi ranh giới mạng. Tất cả các liên kết mạng vượt qua ranh giới này đều đi qua tường lửa. Điều này đồng nghĩa với việc tường lửa phần cứng thực hiện kiểm tra lưu lượng mạng vào/ra, thực thi các kiểm soát truy cập và chính sách bảo mật khác.
Ưu điểm của tường lửa phần cứng
Tường lửa phần cứng được triển khai dưới dạng thiết bị vật lý mang đến các ưu điểm sau:
- Bảo mật nhất quán: Tường lửa phần cứng cung cấp khả năng bảo mật nhất quán cho tất cả các thiết bị mà nó bảo vệ.
- Bảo vệ độc lập: Tường lửa phần cứng chạy trên phần cứng của nó. Do vậy việc tăng lưu lượng truy cập hoặc các yêu cầu bảo mật không ảnh hưởng đến hiệu suất của máy được bảo vệ.
- Quản lý đơn giản: Tường lửa phần cứng là một thiết bị duy nhất bảo vệ toàn bộ mạng. Bất kỳ bản cập nhật hoặc thay đổi cấu hình nào được yêu cầu đều có thể được áp dụng một lần và sẽ ngay lập tức áp dụng cho tất cả các thiết bị được bảo vệ bởi tường lửa.
- Cải thiện khả năng bảo mật: Như đã nói tường lửa phần cứng chạy trên phần cứng chuyên dụng của nó thay vì dựa vào tài nguyên của máy tính mà nó được cài đặt. Điều này có thể giúp bảo vệ tường lửa khỏi các cuộc tấn công được thiết kế để khai thác hệ điều hành cơ sở (Underlying Operating System) hoặc các chương trình chạy cùng với nó.
- Khả năng hiển thị tập trung: Tường lửa phần cứng tập trung giám sát mạng và đăng nhập vào một thiết bị duy nhất.
Nhược điểm của tường lửa phần cứng
Bên cạnh những ưu điểm, loại tường lửa này cũng có những nhược điểm xuất phát từ hạn chế của phần cứng (số lượng Card giao diện mạng (NIC), giới hạn băng thông,…). Ngoài ra chi phí đầu tư khá cao. Tường lửa khó cấu hình, cần đến sự giúp đỡ của các chuyên gia.
Tường lửa phần mềm
Nếu bạn còn đang băn khoăn trước những thông tin về tường lửa phần mềm thì đừng bỏ qua nội dung sau đây.
Tường lửa phần mềm là gì?
Tường lửa phần mềm được triển khai dưới Code trên máy tính. Tường lửa phần mềm bao gồm cả tường lửa được tích hợp trong hệ điều hành thông thường và các thiết bị ảo có đầy đủ chức năng của tường lửa phần cứng nhưng được triển khai như một máy ảo.
Ưu điểm của tường lửa phần mềm
Tường lửa phần mềm được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng bởi những ưu điểm sau:
- Linh hoạt, dễ cấu hình: Người dùng có thể dễ dàng thiết lập mức độ bảo vệ mong muốn, cung cấp các mức độ bảo mật khác nhau tùy theo máy hoặc người dùng.
- Bảo vệ mọi lúc, mọi nơi: Tường lửa phần mềm bảo vệ máy tính được cài đặt bất kể máy tính đó được kết nối ở đâu.
- Chi phí triển khai thấp
Nhược điểm của tường lửa phần mềm
Song song với những ưu điểm, tường lửa phần mềm cũng có những nhược điểm cần cân nhắc trước khi triển khai:
- Sử dụng nhiều tài nguyên hệ thống hơn, chẳng hạn như bộ nhớ và dung lượng đĩa
- Để sử dụng tường lửa phần mềm, mỗi máy tính cần được cấu hình, quản lý và cập nhật riêng
- Triển khai tường lửa phần mềm độc lập trên mỗi thiết bị trong mạng của tổ chức đồng nghĩa với việc thiếu khả năng hiển thị toàn bộ mạng hoặc nhân viên IT phải nỗ lực nhiều hơn để tổng hợp và đồng bộ thông tin từ tất cả các thiết bị khác nhau.
Tham khảo, tất cả những điều cần biết về bảo mật dữ liệu bằng tường lửa
Sự khác biệt giữa tường lửa phần cứng và tường lửa phần mềm
Từ những thông tin trên có thấy rõ sự khác biệt chính giữa tường lửa phần cứng và tường lửa phần mềm là phần cứng chạy trên thiết bị vật lý của mình, trong khi tường lửa phần mềm được cài đặt trên một máy khác.
Nhờ vậy, tưởng lửa phần cứng cho phép bảo vệ toàn bộ mạng khỏi những mối đe dọa bên ngoài bằng một thiết bị vật lý duy nhất. Còn với tường lửa phần mềm cung cấp khả năng bảo vệ nội bộ.
Ví dụ như khi có ai đó cố gắng truy cập hệ thống của bạn từ bên ngoài, giải pháp phần cứng sẽ chặn họ lại. Nhưng nếu bạn vô tình nhấp vào một Email chứa Virus được cài đặt để xâm nhập hệ thống của bạn, thì tường lửa phần mềm trên các máy tính khác trong mạng văn phòng có thể ngăn không cho nó lây nhiễm.
Nên chọn tường lửa phần cứng hay phần mềm
Sử dụng tường lửa phần mềm hay phần cứng để bảo vệ mạng là băn khoăn của nhiều người. Cả hai loại tường lửa đều có những ưu và nhược điểm riêng. Để có lựa chọn phù hợp nên căn cứ trên tình hình thực tế và nhu cầu sử dụng của tổ chức.
Ngoài việc lựa chọn giải pháp, điều quan trọng là chọn được tường lửa cung cấp các tính năng cần thiết để bảo vệ tổ chức khỏi các mối đe dọa mạng.
Các hãng cung cấp giải pháp tường lửa hàng đầu
Check Point và Positive Technologies lã hai hãng cung cấp giải pháp bảo mật tường lửa với nhiều tính năng vượt trội.
Check Point
Check Point là hãng công nghệ hàng đầu về giải pháp tường lửa. Theo báo cáo của Gartner năm 2020, Check Point có tên trong Top đầu hạng mục giải pháp tường lửa (Network Firewalls – NFW). Đáng nói hơn đây là lần thứ 21 hãng bảo mật của Israel góp mặt trong hạng mục này.
Check Point Next Generation Firewall (NGFW) – tường lửa thế hệ tiếp theo là giải pháp tường lửa nổi tiếng của Check Point. Giải pháp này có nhiều ưu điểm nổi bật so với tường lửa truyền thống. NGFW tích hợp khả năng ngăn chặn mối đe dọa tiên tiến và quản lý hợp nhất. Các thiết bị cổng bảo mật được thiết kế để ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công mạng nào, giảm độ phức tạp và tối ưu chi phí sử dụng.
- Bảo mật không khoan nhượng: Cung cấp khả năng ngăn chặn mối đe dọa mức độ cao nhất với tính năng bảo vệ SandBlast Network Zero Day từng đoạt giải thưởng
- Bảo mật Hyperscale: Hiệu suất ngăn chặn mối đe dọa theo yêu cầu cung cấp cho doanh nghiệp khả năng mở rộng và phục hồi cấp độ đám mây tại cơ sở
- Bảo mật hợp nhất: Kiểm soát quản lý bảo mật thống nhất R81 trên các mạng, đám mây và IoT giúp tăng hiệu quả cắt giảm các hoạt động an ninh lên đến 80%.
Positive Technologies
Positive Technologies là công ty bảo mật hàng đầu thế giới với hơn 17 năm kinh nghiệm trong việc bảo vệ 360° các hệ thống CNTT quan trọng trước các mối đe dọa mạng tinh vi nhất. Giải pháp tường lửa của hãng có tên PT AF — Web Application Firewall nhận được được đánh giá cao.
Tường lửa ứng dụng Web của PT giúp phát hiện và chặn các cuộc tấn công bao gồm OWASP Top 10 (Top 10 lỗ hổng bảo mật Web phổ biến), các lỗ hổng được xác định bởi WASC, tấn công DDoS lớp 7 và các cuộc tấn công Zero-day với độ chính xác cao. Nó đảm bảo bảo mật liên tục cho các ứng dụng, APIs, người dùng và cơ sở hạ tầng đồng thời hỗ trợ tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật bao gồm PCI DSS.
Tại Việt Nam, Mi2 là nhà phân phối chính thức của cả hai hãng bảo mật này. Đội ngũ nhân viên Mi2 sẵn sàng tư vấn, cung cấp đến khách hàng giải pháp tường lửa phù hợp, đáp ứng hiệu quả yêu cầu của doanh nghiệp.
Trên đây là những chia sẻ của Mi2 về tường lửa phần cứng, tường lửa phần mềm. Hy vọng đã giúp tổ chức, doanh nghiệp có được thông tin hữu ích trong quá trình tìm kiếm giải pháp tường lửa nâng cao bảo mật mạng.